Triển Khai Tháng Cao Điểm Phòng, Chống Bệnh Đốm Nâu Trên Cây Thanh Long

Dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long xảy ra từ nhiều năm nay, đã gây thiệt hại nặng cho người trồng thanh long mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng như lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và đã phối hợp tổ chức các Hội nghị triển khai, chỉ đạo nhiều biện pháp để xử lý dịch bệnh đốm nâu, giúp nông dân an tâm trong sản xuất.
Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu như tổ chức một số lớp để tuyên truyền, tập huấn, phát tờ rơi; hướng dẫn quy trình vệ sinh vườn thanh long, hướng dẫn việc tổ chức tiêu hủy cho nông dân (huyện Hàm Thuận Bắc đã thực hiện khoảng 500 ha), … cùng với hai mô hình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo làm điểm tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam và xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc đã thu được kết quả ban đầu rất đáng mừng; cho thấy biện pháp tỉa cành bệnh và ủ, có sử dụng vôi và chế phẩm sinh học thì trong thời gian từ 35 đến 40 ngày đã làm bào tử nấm bị hủy diệt hoàn toàn.
Với những biện pháp triển khai như trên và tình hình thời tiết đã vào mùa khô, hạn chế môi trường phát triển, lây lan của dịch bệnh nên diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu ở tỉnh ta, lúc cao nhất vào tháng 9 năm 2014 là 12.749 ha, chiếm 53,1%, đến nay giảm còn 7.165 ha. Để tiếp tục ngăn chặn sự lây lan và phòng trừ có hiệu quả bệnh đốm nâu trên cây thanh long; Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách.
Thứ nhất là tập trung triển khai tháng cao điểm phòng trừ dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long từ ngày 28 tháng 11 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đảm bảo đồng loạt, đồng bộ trong tất cả các vườn thanh long; đồng thời phải thu dọn, tiêu hủy cành thanh long đang bỏ rơi vãi ở những nơi công cộng thì việc phòng trừ bệnh đốm nâu mới triệt để và đạt hiệu quả cao.
Thứ hai là phải coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là đối với các hộ trồng thanh long phải thật sự thống nhất cao về chủ trương và tích cực, tự giác tham gia tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long thì việc triển khai mới đạt kết quả tốt.
Thứ ba là yêu cầu các cấp, các ngành liên quan và đề nghị các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phải thật sự vào cuộc để chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long; trong đó đặc biệt phát huy đúng mức vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở các xã, địa bàn có trồng thanh long.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/trien-khai-thang-cao-diem-phong-chong-benh-dom-nau-tren-cay-thanh-long-72035.html
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng tháng 7 ước đạt 2,38 tỉ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2014 lên 17,43 tỉ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản quý I/2013 đã có sự bứt phá mạnh với mức tăng 35% so với năm trước. Tuy nhiên, sang quý II, các DN thủy sản đang vấp phải trở ngại khi cước vận tải biển đi EU đã tăng từ 600 – 1.200 USD/container tùy loại 20 feet hoặc 40 feet.

Giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan có chiều hướng giảm. Tuần đầu tháng 3, tôm cỡ 60 con/kg có giá 225 - 260 bạt/kg, giảm so với 278 - 280 bạt/kg trung tuần tháng 2.

Và thật độc đáo, thịt cá dai dai, sừn sựt. Hỏi thì nhiều quản lý nhà hàng bảo rằng đó là giống cá chép của Nga, được nhập về theo dạng cá con và phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt. Chính vì vậy, giá của cá mới lên đến 400.000 đồng/kg tại nhà hàng, cao hơn vài lần so với cá chép bình thường.

Hiện nay, khai thác xa bờ và dài ngày trên biển đóng góp một phần rất quan trọng trong tổng sản lượng thủy sản hàng năm của cả nước. Tuy nhiên, khâu bảo quản sau khai thác còn nhiều yếu kém, nên thất thoát nhiều.