Triển Khai Nhiều Mô Hình Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Để từng bước giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nâng cao giá bán sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà, hiện các huyện của Hà Nội đang triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH).
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT), chương trình này đã triển khai trên một số địa bàn như xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) với số lượng 5.500 con gà thịt, xã Minh Phú (Sóc Sơn) với 1.500 con gà đẻ trứng thương phẩm, xã Ba Trại (Ba Vì) với 5.000 con gà thịt…
Bước đầu, mô hình đã phát huy hiệu quả như giảm mùi hôi chuồng nuôi, công lao động dọn chuồng và chi phí thuốc thú y, ngoài ra còn tận dụng được thức ăn có sẵn từ việc tự phối trộn thức ăn. Về chất lượng thịt, trứng gà ATSH khá bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá gà thịt nuôi theo mô hình sinh học cao hơn so với nuôi công nghiệp, hiện là 130.000 đồng/kg trong khi giá gà trắng chỉ 42.000 đồng/kg, giá gà lông màu là 63.000 đồng/kg, gà ta 95.000 - 100.000 đồng/kg…
Tuy nhiên, mặc dù mô hình chăn nuôi gà ATSH mang lại kết quả tốt nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số khó khăn như người tiêu dùng chưa phân biệt được sản phẩm gà ATSH với các sản phẩm thịt gà khác; mô hình chăn nuôi gà ATSH cũng chưa được nhân rộng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Thủ đô về thực phẩm an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện dừa khô tại tỉnh Bến Tre được thương lái đến tận vườn thu mua chỉ còn ở mức 60.000-65.000 đồng/chục(mua dạng xô, thương lái tự bẻ dừa); còn giá thu mua tại vựa và nhiều nhà máy chế biến dừa cũng chỉ còn ở mức 80.000-95.000 đồng/chục.

Tận dụng diện tích trũng 7.000m2, anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) trồng môn (môn nước chấm trắng) để lấy ngó. Mô hình này cho năng suất cao, giá cả ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Từ sự thành công của các hộ trồng rong nho tại phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đang đặt ra nhiều hy vọng về một đối tượng nuôi trồng hải sản.

Để hạn chế ốc bươu vàng gây hại trên lúa, cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân cần khẩn trương phun một số loại thuốc hóa học như: Bolis 4B, Bolis 6B, Bayluscide 250EC, Pazol 700WP, Dioto 250EC hoặc bắt diệt ốc và trứng ốc.

Theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, hiện đã cuối vụ atiso, khan hiếm hàng là nguyên nhân khiến loại nông sản này tăng giá đột biến trong thời gian qua. Dự báo của nhiều tiểu thương tại chợ Đà Lạt, thời gian tới mặt hàng này có thể sẽ tiếp tục khan hiếm, tăng giá, vì vào mùa hè nhu cầu tiêu thụ của người dân là rất lớn.