Triển Khai Nhiều Mô Hình Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Để từng bước giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nâng cao giá bán sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà, hiện các huyện của Hà Nội đang triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH).
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT), chương trình này đã triển khai trên một số địa bàn như xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) với số lượng 5.500 con gà thịt, xã Minh Phú (Sóc Sơn) với 1.500 con gà đẻ trứng thương phẩm, xã Ba Trại (Ba Vì) với 5.000 con gà thịt…
Bước đầu, mô hình đã phát huy hiệu quả như giảm mùi hôi chuồng nuôi, công lao động dọn chuồng và chi phí thuốc thú y, ngoài ra còn tận dụng được thức ăn có sẵn từ việc tự phối trộn thức ăn. Về chất lượng thịt, trứng gà ATSH khá bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá gà thịt nuôi theo mô hình sinh học cao hơn so với nuôi công nghiệp, hiện là 130.000 đồng/kg trong khi giá gà trắng chỉ 42.000 đồng/kg, giá gà lông màu là 63.000 đồng/kg, gà ta 95.000 - 100.000 đồng/kg…
Tuy nhiên, mặc dù mô hình chăn nuôi gà ATSH mang lại kết quả tốt nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số khó khăn như người tiêu dùng chưa phân biệt được sản phẩm gà ATSH với các sản phẩm thịt gà khác; mô hình chăn nuôi gà ATSH cũng chưa được nhân rộng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Thủ đô về thực phẩm an toàn.
Có thể bạn quan tâm

HTX sản xuất - chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội (Củ Chi, TP.HCM) cho biết, đầu năm 2016 sẽ cho ra mắt mặt hàng sữa tươi Củ Chi.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) Vũ Văn Ninh thay mặt Chính phủ đã công bố Quyết định và trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2015 cho huyện Đan Phượng vào chiều ngày 28.10.

Đang sở hữu đàn vịt trời tới 40.000 con, nhưng Nguyễn Đăng Cường (sinh năm 1979) ở xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) lại có tham vọng sẽ trở thành triệu phú đô la từ việc nuôi 1 triệu con vịt trời.

Bạn đọc Trần Thị Dung (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Sản phẩm nào trong nông nghiệp, thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước? Và được hỗ trợ thế nào?

Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.