Triển Khai Nhiều Mô Hình Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Để từng bước giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nâng cao giá bán sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà, hiện các huyện của Hà Nội đang triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH).
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT), chương trình này đã triển khai trên một số địa bàn như xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) với số lượng 5.500 con gà thịt, xã Minh Phú (Sóc Sơn) với 1.500 con gà đẻ trứng thương phẩm, xã Ba Trại (Ba Vì) với 5.000 con gà thịt…
Bước đầu, mô hình đã phát huy hiệu quả như giảm mùi hôi chuồng nuôi, công lao động dọn chuồng và chi phí thuốc thú y, ngoài ra còn tận dụng được thức ăn có sẵn từ việc tự phối trộn thức ăn. Về chất lượng thịt, trứng gà ATSH khá bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá gà thịt nuôi theo mô hình sinh học cao hơn so với nuôi công nghiệp, hiện là 130.000 đồng/kg trong khi giá gà trắng chỉ 42.000 đồng/kg, giá gà lông màu là 63.000 đồng/kg, gà ta 95.000 - 100.000 đồng/kg…
Tuy nhiên, mặc dù mô hình chăn nuôi gà ATSH mang lại kết quả tốt nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số khó khăn như người tiêu dùng chưa phân biệt được sản phẩm gà ATSH với các sản phẩm thịt gà khác; mô hình chăn nuôi gà ATSH cũng chưa được nhân rộng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Thủ đô về thực phẩm an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.

Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...

Trong quá trình tìm hiểu vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại chỗ và cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Công Minh (Bình An, Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã chọn nuôi gà Đông Tảo (còn gọi là gà Đông Cảo).