Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Chẽm

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.
Đây là hoạt động nằm trong dự án “Phát triển mô hình nuôi cá đối mục, cá vược (cá chẽm) và cá hồng mỹ” do Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia thực hiện trong 3 năm, từ 2011- 2013.
Dự án đã hỗ trợ 15.000 cá chẽm giống, 3.600 kg thức ăn cho các hộ thực hiện mô hình. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu cử cán bộ hướng dẫn nông dân thực hiện theo đúng mục tiêu và nội dung của dự án đề ra, tham gia hướng dẫn qui trình kỹ thuật sản xuất, tập huấn kỹ thuật nuôi cho hộ thực hiện mô hình, thường xuyên kiểm tra, tư vấn các vấn đề về kỹ thuật.
Được biết, qua hai năm triển khai và thực hiện (năm 2011, 2012), sau 8 tháng nuôi bà con thu hoạch năng suất bình quân đạt 4,2 tấn/0,5 ha, trọng lượng bình quân 800 gr/con, lợi nhuận đạt 60- 62 triệu. Mô hình nuôi cá chẽm trước hết tận dụng được các ao khác, nhất là ao bỏ hoang, có lợi cho nền kinh tế, trong bối cảnh nhiều ruộng tôm, ao cá đang bị “treo” người dân bỏ ao không sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ vốn đầu tư, xây dựng dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.