Triển Khai Các Biện Pháp Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Bộ NNPTNT vừa có văn bản yêu cầu các tỉnh, TP có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản đồng bộ.
Được biết, từ giữa tháng 8/2013 đến ngày 6/10/2013, tại 14 tỉnh, thành phố tình hình dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là trên tôm, có giảm nhưng vẫn gây tổn thất nặng nề cho người nuôi.
Nguyên nhân chính là do nhiều địa phương chưa có quy hoạch, người dân đã tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nhưng lại chưa đầu tư tương xứng về hạ tầng.
Một số địa phương chưa có kế hoạch cụ thể về phòng chống dịch bệnh thủy sản nên không chủ động được việc giám sát dịch và môi trường nuôi. Ý thức phòng chống dịch bệnh của người nuôi trồng thủy sản còn hạn chế trong khi công tác tập huấn tuyên truyền còn nhiều bất cập.
Dịch bệnh còn chưa được giải quyết tận gốc còn do một số tỉnh thành chưa có bộ máy quản lý thú y thủy sản thống nhất, công tác phòng chống dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được lực lượng cán bộ làm công tác thú y trực tiếp hoặc tham gia triển khai công việc thú y thủy sản đến tận cấp xã, phường.
Nhằm sớm khắc phục những tồn tại này, Bộ NNPTNT đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần khẩn trương xây dựng về phê duyệt kế hoạch hằng năm với các nội dung chính như: Thứ nhất, giám sát chủ động để phát hiện sớm các loại dịch bệnh; quản lý chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh thủy sản giống, giám sát vùng nuôi; tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm xây dựng bản đồ dịch tễ và tập huấn thông tin tuyên truyền; kiểm tra xử lý vi phạm.
Thứ hai, triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh thủy sản, nhất là dịch bệnh quan trọng trên tôm như bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy, bệnh sữa, gan thận mủ và bệnh do Perkisus ở nhuyễn thể mảnh hai vỏ.
Cần phân công cán bộ kỹ thuật kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người nuôi để có thể phát hiện và báo cáo tình hình dịch bệnh sớm. Tập trung giám sát vùng nuôi, tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường để thông báo cho người nuôi phòng trừ dịch.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch thủy sản giống, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh giống thủy sản, tổ chức lấy mẫu, giám sát định kỳ tại cơ sở...
Cùng với đó là việc đẩy mạnh tập huấn cho người nuôi, tổ chức thông tin nâng cao nhận thức cho hộ nuôi và kinh doanh, định kỳ họp tổng kết, phân tích tình hình dịch bệnh...
Thứ ba là việc kiểm gia giám sát chặt chẽ sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc thú y thủy sản, các chế phẩm hóa chất dùng trong thú y thủy sản, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, hướng dẫn hộ nuôi sử dụng hóa chất và chế phẩm có hiệu quả.
Các địa phương phải thống nhất phân công công tác quản lý thú y thủy sản theo đúng các quy định đã ban hành. Cùng với đó là xây dựng hoặc rà soát điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với cơ cấu đối tượng nuôi và điều kiện của từng địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chính là bà con không chịu đổi diện tích đất ruộng hoặc cho thuê. Tôi đang có ý định mở rộng diện tích nuôi cá nhưng xem ra còn rất lâu mới có thể đạt được ý định. Tôi cũng nghe có chủ trương dồn điền đổi thửa nhưng chưa thấy địa phương triển khai.

Những ngày này khi Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản đang triển khai, thì tại các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện những người môi giới “tư vấn” ngư dân để vay nguồn vốn này nhằm trục lợi. Do vậy, ngư dân cần cảnh giác…

Năm nay là năm thứ 5 liên tiếp, HTX Đông Giang 2, phường Đông Giang (thành phố Đông Hà, Quảng Trị) được mùa tôm sú. Với 19,5 ha ao nuôi trên tổng số 50 hộ dân tham gia, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ nuôi tôm lãi ròng khoảng 200 triệu đồng, trong đó hộ lãi cao nhất gần 500 triệu đồng.

Theo đó, sản phẩm cá thát lát Hậu Giang phải được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đáp ứng được các tiêu chí gồm thớ thịt có màu trắng trong tự nhiên, thịt dai, cơ thịt mịn, săn chắc. Cá thát lát là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang được xem là ngon nhất khu vực ĐBSCL với nhiều cách chế biến như chả cá thát lát nấu canh, cá thát lát chiên muối sả…

Đây là chính sách tái cấp vốn đặc biệt, với lãi suất áp dụng là 0%/năm. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm với tổng thời gian là 3 năm. Mức tái cấp vốn được xác định tương ứng với số tiền tổ chức tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng.