Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.
Theo Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn, đậu nành ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với vùng đất núi, có thể trồng luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu. Nông dân mong muốn ngành Nông nghiệp hỗ trợ giống, tư vấn về kỹ thuật để mở rộng diện tích đậu nành trên đất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đang mở rộng chuỗi sản xuất bằng cách mở rộng sang lĩnh vực nuôi trồng với nhiều lợi thế từ vốn, kỹ thuật, số nông hộ nuôi cá tra đang ngày trở nên yếu thế, hoặc bỏ nghề hoặc làm thuê cho doanh nghiệp.

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè...

Tại cồn An Thạnh, xã Hòa Bình (Chợ Mới - An Giang), nông dân rất phấn khởi vì thu hoạch ấu trúng mùa, được giá.

Ngày 24/10, tại thành phố Cần Thơ, các doanh nghiệp Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã cùng thảo luận tìm hướng ra cho con cá tra.

Bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh rất tốt nên trên thị trường hiện nay thường rất dễ bán và được giá. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc nuôi ong không lớn, chủ yếu là đầu tư vốn ban đầu để đóng thùng, mua đàn gốc mà thôi...