Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 900 Ha Nhãn Ở Vĩnh Long Bị Đốn Bỏ Vì Bệnh Dịch

Trên 900 Ha Nhãn Ở Vĩnh Long Bị Đốn Bỏ Vì Bệnh Dịch
Ngày đăng: 03/04/2014

Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỉ đồng dập dịch chổi rồng trên cây nhãn nhưng bệnh vẫn tái phát, nông dân phải đốn bỏ trên 900 ha nhãn bị bệnh để bán củi.

Bà Đỗ Thị Cẩm (ngụ ấp An Thạnh, xã An Bình, H.Long Hồ) nhìn thợ cưa hạ từng cây nhãn trên 20 năm tuổi trong khu vườn 4 ha chua chát nói: “Chúng tôi không ai muốn thấy cảnh này, nhưng đã cố gắng dập dịch chổi rồng mà không có kết quả. Mấy năm nay thất thu, chẳng lẽ đứng nhìn chờ đói. Trước mắt chỉ biết đốn nhãn làm củi bán lấy tiền xài, còn tương lai chưa biết chọn cây gì để trồng thay thế”.

Còn anh Nguyễn Văn Sang (ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh) nói: “Dịch chổi rồng đã làm vườn nhãn của tôi thất thu 4 - 5 năm liên tiếp. Thà đốn bỏ trồng chuối, trồng rau chứ để đó mà không thu được đồng nào thì để làm gì. Đã vậy, hiện củi nhãn cũng giảm liên tục. Tuần trước, giá khoảng 550.000 đồng/m3, nay chỉ còn 450.000 đồng/m3...”.

Theo Phòng NN-PTNT H.Long Hồ, toàn huyện có 3.890 ha nhãn, chủ yếu là nhãn da bò, đã có 653 ha nhãn bị bà con đốn bỏ và hiện đang có nhiều nhà vườn chuẩn bị đốn nhãn để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Ông Phan Nhựt Ái, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, cho biết hiện có trên 900 ha nhãn da bò phải đốn bỏ vì dịch chổi rồng tái phát, chiếm trên 10% diện tích nhãn toàn tỉnh. Để ổn định sản xuất và đời sống của bà con, Sở đang trình UBND tỉnh kế hoạch chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi đến năm 2020, trong đó có cây nhãn.

Theo đó, nếu cây nhãn dưới 10 năm tuổi sẽ khuyến khích bà con chăm dưỡng, còn trên 10 năm tuổi thì bà con nên mạnh dạn đốn bỏ, trồng cây khác như nhãn Indo và chôm chôm. Mặc dù 2 loại này cũng đang có dịch chổi rồng nhưng chỉ ở mức dưới 10%, kiểm soát được. Nếu kế hoạch được phê duyệt, bà con nông dân sẽ được hỗ trợ giống để chuyển đổi.


Có thể bạn quan tâm

Khóc Ròng Cá Lóc Khóc Ròng Cá Lóc

Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

16/04/2014
Cây Chè Trên Đất Địch Quả Cây Chè Trên Đất Địch Quả

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

01/08/2014
Kim Sơn (Ninh Bình) Vướng Đầu Ra, Người Nuôi Ngao Gặp Khó Kim Sơn (Ninh Bình) Vướng Đầu Ra, Người Nuôi Ngao Gặp Khó

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

14/07/2014
Phước Sơn Phát Triển Các Mô Hình Trồng Cây Ăn Quả Phước Sơn Phát Triển Các Mô Hình Trồng Cây Ăn Quả

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.

01/08/2014
Ngò Gai Lãi 50 Triệu Đồng/năm Ngò Gai Lãi 50 Triệu Đồng/năm

4 năm qua, mô hình trồng ngò gai ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao góp phần xóa đói giảm nghèo và đang được nhân rộng. Toàn xã có trên 400 hộ dân SX 27 ha ngò gai. Bình quân 1.000 m2 ngò gai thu lãi từ 40 - 50 triệu đ/năm.

14/07/2014