Trên 552 Ha Tôm Sú Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu

Theo Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2014, bà con nông ngư dân đã chủ động đem tôm giống đến Chi cục Nuôi trồng thủy sản xét nghiệm 7.823 mẫu tôm và 375 mẫu nước.
Để đảm bảo chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi Chi cục Thú y đã kiểm tra, kiểm dịch 10.212,45 triệu con (tăng 1.404,63 triệu con so với cùng kỳ); kiểm tra, kiểm dịch con giống sản xuất trong tỉnh 4.900,61 triệu con, nhập tỉnh 5.311,84 triệu con (Nauplius 4.886,07 triệu con, tôm thẻ chân trắng 418,67 triệu con, tôm sú 7,1 triệu con); với 358 xe trình trạm (tăng 174 xe so với cùng kỳ), cấp 9.623 giấy kiểm dịch (tăng 744 giấy kiểm dịch so với cùng kỳ) cho 5.469 lô hàng (tăng 248 lô hàng so với cùng kỳ). Qua kiểm tra, kiểm dịch đã phát hiện 12 triệu post bị nhiễm bệnh phát sáng, cơ sở đã xử lý hết bệnh dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch.
Diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại trên 70% trong 06 tháng đầu năm 2014 là 1.781 ha, chiếm 16,95% (tăng 81 ha so với cùng kỳ); trong đó tôm sú thiệt hại 552 ha, thẻ chân trắng 1.229 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ tôm bị thiệt hại so với diện tích thả nuôi giảm 8,72% so cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng “đồ bỏ” như chuồng heo cũ, tấm ván mục, lá dừa nước, miểng dừa, rế nồi, xô nước, khạp da bò, nắp chai cũ… để phát triển nghề nuôi dế ta, cô Thái Kim Hoa (Phường 3 - TP Vĩnh Long) có thêm “đồng ra, đồng vô” trang trải trong gia đình.

Hiện nay, giá cá điêu hồng được các thương lái mua tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước, hiện giá cá phổ biến ở mức 29.000 – 30.000 đồng/kg.

Nhằm tăng hiệu quả SX lúa, giảm chi phí, từ vụ ĐX 2010 - 2011 Chi cục BVTV Ninh Thuận triển khai mô hình "1 phải, 5 giảm" tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Đến nay người dân đã không ngừng mở rộng SX lúa theo mô hình này.

Sáng 16.8, Trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Châu phối hợp Công ty CP thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung tổ chức tập huấn cách phòng trừ và tiêu huỷ rệp sáp bột hồng trên cây mì cho nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh).

Do đi xuất khẩu lao động phải về nước sớm, năm 2001, anh Hoàng Đức Thành vào xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) làm ăn với hành trang vỏn vẹn chỉ mấy bộ quần áo cũ. Thấy hoàn cảnh của anh như vậy, người bạn ở Kon Tum cùng đi xuất khẩu lao động cho anh vay ít tiền mua mảnh đất để làm ăn.