Trên 300 Tấn Nghêu Chết Tại Bến Tre

Ngày 26-3, ông Phan Chánh Thi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bến Tre, cho biết từ đầu tháng 3 đến nay đã xuất hiện tình trạng nghêu chết, khoảng trên 300 tấn tại các HTX thủy sản trong tỉnh.
Nhiều nhất là tại HTX Đồng Tâm, H.Bình Đại (140 tấn) và An Thủy, H.Ba Tri (120 tấn). Viện Hải dương học Nha Trang đã cử người đến địa phương lấy mẫu kiểm nghiệm và cho biết nghêu chết là do nắng nóng kéo dài, độ mặn cao; phần lớn là nghêu bố mẹ đang thời kỳ sinh sản, yếu sức đề kháng. Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh cũng đã lấy các mẫu nước, bùn cát và nghêu tại các nơi trên gửi đến Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải, nhờ phân tích làm rõ nguyên nhân nghêu chết.
Cùng ngày, tin từ Sở NN - PTNT tỉnh cho biết Giám đốc sở cũng đã ký công văn trình UBND tỉnh đề nghị T.Ư hỗ trợ (theo tinh thần QĐ 49 của Thủ tướng) cho địa phương khắc phục thiệt hại về thủy sản bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Theo đó, tổng mức đề nghị hỗ trợ trên 14 tỉ đồng, trong đó, phần hỗ trợ cho nghêu chiếm trên 12 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thời gian gần đây, keo có giá nên nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đổ xô trồng keo. Tuy nhiên, độc canh cây keo sẽ gặp nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch keo kéo dài tới 4 năm, trong thời gian đó bà con có nguy cơ thiếu đói

Gạo đỏ được xem là giống lúa truyền thống. Sự khôi phục giống lúa gạo đỏ và gieo trồng thử nghiệm giống lúa Hương Cốm 4 cho thấy, đã có sự đổi mới trong tư duy trồng lúa, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của một nền nông nghiệp hàng hóa ở Thừa Thiên Huế.

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.