Trên 3.805 héc-ta sản xuất cây ăn trái

8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.
Huyện Chợ Mới tập trung phát triển vùng cây ăn quả theo hướng GAP gắn với du lịch sinh thái tại 3 xã cù lao Giêng (Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân).
Để thuận tiện trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Tổ sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP được thành lập tại xã Bình Phước Xuân và đang xúc tiến hoàn thành hồ sơ để cấp giấy chứng nhận VietGAP, với diện tích 7,5 héc-ta.
Có thể bạn quan tâm

Trước nhiều khó khăn, xã Lăng vẫn nỗ lực vượt khó, chặn đường về đích như được rút ngắn. Được biết, Lăng là một trong hai xã điểm của huyện Tây Giang, là một trong 50 xã điểm của tỉnh ta về xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ngư dân Quảng Nam vẫn ra khơi trong mùa biển động và có được những chuyến biển gần bờ thành công khi sản lượng thu được và đầu ra hải sản đều đạt.

Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, huyện Thăng Bình đã có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến thiết bị sản xuất, nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề nước mắm Cửa Khe (thôn 6, xã Bình Dương).

Góp phần thực hiện tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương, Công ty Điện lực Quảng Nam đã nỗ lực đầu tư gần 400 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ADB, KFW, ADB mở rộng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện.

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) được xem là hướng đi quan trọng để tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như kỳ vọng.