Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 256ha cây ăn trái đạt tiêu chuẩn Gap

Trên 256ha cây ăn trái đạt tiêu chuẩn Gap
Ngày đăng: 17/09/2015

Giá trị thấp và 84,7ha diện tích nhãn bị nhiễm chổi rồng sang cây trồng có giá trị cao như chôm chôm, bưởi da xanh, sầu riêng cây giống và hoa kiểng, đạt 81,3% kế hoạch.

Huyện đã triển khai xây dựng vùng trồng 300ha chôm chôm đạt chuẩn VietGap, GlobalGap tại các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Hòa Nghĩa. Hiện có trên 256ha được công nhận đạt tiêu chuẩn Gap, dự kiến đến cuối năm 2015, diện tích này tăng lên 337ha, đạt 112,43%.

Ngành Nông nghiệp huyện tổ chức 60 lớp tập huấn, hội thảo, đào tạo nghề cho 3 ngàn lượt người, góp phần giúp nông dân nâng cao năng suất cây trồng.

Huyện đã rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch cây ăn quả đặc sản theo đề án phát triển kinh tế vườn, nhất là việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ liên kết (TLK), hợp tác xã gắn sản xuất với tiêu thụ.

Trong đó, tập trung chuyển đổi hình thức hoạt động từ TLK sang tổ hợp tác (THT) theo Nghị định số 151 của Chính phủ, nâng chất các hình thức liên kết, hợp tác từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Năm 2015, huyện thành lập mới 5 THT và 5 TLK sản xuất cây giống, hoa kiểng, cây ăn trái và chăn nuôi ở các xã:

Vĩnh Bình, Sơn Định, Hòa Nghĩa, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa và Hưng Khánh Trung B; nâng tổng số toàn huyện là 115 TLK sản xuất và 45 THT, thu hút hơn 2.800 tổ viên tham gia. Ngoài ra, công nhận 4 làng nghề truyền thống sản xuất cây giống, hoa kiểng, nâng tổng 28 làng nghề.

Ngành Nông nghiệp huyện cũng xây dựng được 15 vườn cây đầu dòng của 7 loại cây ăn trái đặc sản của huyện; nghiệm thu dự án quản lý bệnh chổi rồng tại ấp Bình Thanh, xã Hòa Nghĩa; tổ chức nhiều lớp tập huấn phòng, chống bệnh chổi rồng và ruồi vàng đục trái trên cây nhãn, chôm chôm; xây dựng quy trình kỹ thuật về thâm canh sầu riêng đạt năng suất cao, xử lý chôm chôm nghịch vụ và xử lý măng cụt ra hoa sớm; chuyển giao kỹ thuật cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu…

Ngoài ra còn tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp như: xây dựng hệ thống đê bao thủy lợi đảm bảo cho hơn 9.200ha, chiếm hơn 88% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn đã cơ bản hoàn thành.

Huyện đang ra sức xây dựng chợ đầu mối trái cây ở xã Sơn Định; xây dựng dự án chỉ dẫn địa lý sầu riêng Cái Mơn và nhãn hiệu tập thể Chợ Lách cho trái chôm chôm và măng cụt.


Có thể bạn quan tâm

Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn kiểu mỳ ăn liền Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn kiểu mỳ ăn liền

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".

29/09/2015
Triển vọng từ khoai sáp Triển vọng từ khoai sáp

Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, lại được trồng liên vụ cho thu nhập ổn định, cây khoai sáp đang được nhiều nông dân xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lựa chọn để thay thế cho những cánh đồng 1 vụ đang khát nước.

29/09/2015
Cà Mau phát triển cánh đồng lớn Cà Mau phát triển cánh đồng lớn

Đến nay, mô hình cánh đồng lớn được triển khai tại 39 điểm, trên địa bàn 18 xã ở các huyện trong tỉnh Cà Mau với quy mô hơn 8.500 ha.

29/09/2015
Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu

Sáng 25-9, Sở KH-CN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh BR-VT.

29/09/2015
Hồi sinh đặc sản tiêu Ba Lế Quảng Ngãi Hồi sinh đặc sản tiêu Ba Lế Quảng Ngãi

Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.

29/09/2015