Trên 24.000 hộ chăn nuôi gia súc chưa có chuồng nuôi nhốt kiên cố

Hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn trên 6.500 hộ dân chưa có chuồng nuôi nhốt gia súc.
Được biết, hiện toàn tỉnh Lào Cai có 59.359 hộ chăn nuôi gia súc, với 147.136 con (122.277 con trâu, 14.659 con bò, 10.200 con ngựa).
Tuy nhiên, theo thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến nay, mới có 35.069 hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo phòng, chống rét cho khoảng 87.000 con gia súc (đạt 60% số hộ chăn nuôi toàn tỉnh).
Còn lại 17.718 hộ (chiếm 29%, tổng số hộ chăn nuôi) mới có chuồng tạm bợ và 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng, đảm bảo chống rét cho gia súc (khoảng 60.000 con gia súc) trong khi mùa đông đang cận kề.
Trước tình hình này, ngành nông nghiệp đã có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương hướng dẫn các hộ có chuồng tạm cải tạo nền chuồng đảm bảo khô ráo, che chắn tránh gió lùa, giữ ấm cho đàn gia súc.
Đối với các hộ chưa có chuồng cần khẩn trương dựng, làm tạm để tránh rét cho gia súc khi mùa đông đến.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

Trong 3 năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã phá khoảng 6.000 ha nhãn ở ĐBSCL, ngành nông nghiệp chi hơn 100 tỷ đồng mua thuốc BVTV phòng, chống bệnh nhưng không hiệu quả.