Trên 2.300 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 2.300ha tôm nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi bị thiệt hại hoàn toàn, trong đó có trên 2.200ha tôm thẻ chân trắng.
Diện tích tôm thiệt hại nặng tập trung ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề. Ước tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Nguyên nhân chính việc tôm chết hàng loạt là do nắng nóng gay gắt làm môi trường ao nuôi biến động ảnh hưởng trực tiếp đến con tôm.
Để hạn chế dịch bệnh trên tôm lây lan ra diện rộng, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm, tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo bà con không nên thả giống vào thời điểm giao mùa, cần tập trung vào khâu xử lý ao nuôi, thận trọng hơn trong chọn going.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường cây giống ở Gia Lai đang bắt đầu nở rộ với sự đa dạng về chủng loại cây giống như bời lời, cà phê, tiêu, giống cây ăn quả… Tuy nhiên, chất lượng cây giống vẫn đang còn bỏ ngỏ khi mà hầu hết quy trình chọn giống, ươm cây đều dựa vào kinh nghiệm của chủ vườn ươm.

Anh Lê Duy Vũ (thôn Diên Sơn, xã Diên Sơn) là hộ nuôi ong thành công trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm.

Giữa lúc miền Bắc được đón những trận mưa rào, thì ở miền Trung, nhất là tỉnh Nghệ An, nắng nóng vẫn kéo dài, sông suối, hồ đập bị cạn kiệt khiến hàng ngàn ha đất trồng lúa bị bỏ hoang.

Hiện nay, sản lượng vải sớm của tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ hết, khoảng 26.300 tấn. Vải muộn bắt đầu thu hoạch. Trung bình toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 4.000 tấn/ngày.

Năm 2007, anh Hoàng đào 5.000 mét vuông đất để làm hồ nuôi cá nước ngọt. Ban đầu anh thả 10.000 con giống các loại cá trầu, cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ. Chi phí tiền giống là 4,5 triệu đồng. Sau 6 tháng thả nuôi, trừ đi các khoản chi phí, anh còn lãi 54 triệu đồng.