Trên 2.000 ha tôm thiệt hại ở Bạc Liêu

Tôm chết tập trung nhiều ở xã Vĩnh Trạch Đông, Vĩnh Trạch, Hiệp Thành (TP.Bạc Liêu); Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (Hòa Bình).
Thời tiết nắng nóng gay gắt trong những ngày qua đã làm cho độ mặn tăng cao, mực nước trong vuông tôm bị cạn kiệt. Bên cạnh đó, chất lượng tôm giống không đảm bảo được xác định là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, thời gian tới, tình hình sản xuất, nuôi trồng vẫn gặp nhiều khó khăn do nắng hạn còn kéo dài. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người nuôi tôm không thải nước ô nhiễm ra kênh nội đồng, tiến hành cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật, không nóng vội thả tôm nuôi mới.
Có thể bạn quan tâm

Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.

Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.

Chi cục Thủy sản Đồng Tháp vừa đưa ra cảnh báo về việc cá chạch bùn có thể phát tán mầm bệnh mới cho những loài thuỷ sản hiện có của địa phương.