Trên 100 Trại Sản Xuất Giống Gà

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có trên 100 trại sản xuất giống gà, trong đó có 58 trại gà đẻ và 45 trại ấp nở với các loại giống như gà lai mía, gà lông trắng, gà ta…
Địa phương có số trại sản xuất gà giống lớn nhất là Phú Bình (với 59 trại), tiếp đến là Phổ Yên: 15 trại, Đại Từ: 12 trại, T.P Thái Nguyên: 10 trại… Trại có quy mô gà ấp nở lớn nhất (với 64 nghìn con/năm) là của gia đình chị Phạm Thị Lan, ở tổ dân phố Ao Ngo, phường Cải Đan (T.X Sông Công); đơn vị có số gà đẻ giống nhiều nhất là Xí nghiệp Giống gia cầm Phổ Yên (nằm trên địa bàn xóm Trại, xã Tân Hương) với 35 nghìn con…
Tổng số gà đẻ của các trại này hiện có hơn 220 nghìn con, mỗi năm sản xuất được khoảng 800 con gà ấp nở. Với số giống sản xuất được, các trại này đã góp phần duy trì nguồn gà giống với giá bán ổn định cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP) được xem là giải pháp đảm bảo hài hòa lợi ích bền vững giữa kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng) và môi trường. Thế nhưng, tại Quảng Ngãi, vấn đề này dường như đang bị bỏ ngỏ…

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân: Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Các công ty nuôi chim yến và các địa phương có nhà nuôi chim yến đã có những biện pháp ban đầu phòng ngừa dịch cúm cho loại chim này trong bối cảnh dịch cúm A/H5N1 đang lan rộng tại các tỉnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu những năm 2000, xã Hải Ninh (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.