Trên 1.900 Tấn Lúa Giống Được Bảo Quản Bằng Túi Yếm Khí

Cuối tuần qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu kết quả dự án: “Bảo quản lúa giống bằng túi yếm khí” do thạc sĩ Nguyễn Văn Ngẫu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh làm Chủ nhiệm.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, dự án đã cung cấp được 49.000 túi yếm khí cho các cơ sở sản xuất lúa giống và nông dân trên địa bàn tỉnh, trong đó, Trung tâm Giống của tỉnh chiếm trên 50% số lượng.
Qua đó bảo quản được 1.960 tấn lúa để làm giống trong mô hình của dự án, với tỷ lệ nẩy mầm đạt trên 80% sau thời gian 9 tháng tồn trữ, đảm bảo theo tiêu chuẩn lúa làm giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp nông dân tiết kiệm được 1.300 tấn lúa giống, trị giá trên 8 tỉ đồng.
Ngoài ra, dự án còn tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật tồn trữ lúa giống bằng túi yếm khí cho 470 cán bộ cơ sở và nông dân, đồng thời tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm tồn trữ lúa giống bằng túi yếm khí cho 109 cán bộ cơ sở và nông dân.
Dự án được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh thống nhất xếp loại B.
Có thể bạn quan tâm

“Phát triển lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa” là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp được Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) phối hợp Sở NNPTNT Lào Cai tổ chức sáng 9.9.

Chiều 10/9, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã đi kiểm tra, tham quan một số mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh.

Là xã miền núi với nhiều khó khăn, nhưng Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vẫn mạnh dạn đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2016. Cả hệ thống chính trị đến từng người dân đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch đặt ra, trước mắt là đạt 15 tiêu chí vào cuối năm 2015.

Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.