Trên 1.900 Tấn Lúa Giống Được Bảo Quản Bằng Túi Yếm Khí

Cuối tuần qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu kết quả dự án: “Bảo quản lúa giống bằng túi yếm khí” do thạc sĩ Nguyễn Văn Ngẫu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh làm Chủ nhiệm.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, dự án đã cung cấp được 49.000 túi yếm khí cho các cơ sở sản xuất lúa giống và nông dân trên địa bàn tỉnh, trong đó, Trung tâm Giống của tỉnh chiếm trên 50% số lượng.
Qua đó bảo quản được 1.960 tấn lúa để làm giống trong mô hình của dự án, với tỷ lệ nẩy mầm đạt trên 80% sau thời gian 9 tháng tồn trữ, đảm bảo theo tiêu chuẩn lúa làm giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp nông dân tiết kiệm được 1.300 tấn lúa giống, trị giá trên 8 tỉ đồng.
Ngoài ra, dự án còn tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật tồn trữ lúa giống bằng túi yếm khí cho 470 cán bộ cơ sở và nông dân, đồng thời tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm tồn trữ lúa giống bằng túi yếm khí cho 109 cán bộ cơ sở và nông dân.
Dự án được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh thống nhất xếp loại B.
Có thể bạn quan tâm

Đưa mía xuống ruộng thay thế lúa kém hiệu quả, Việt Nam sẽ chỉ cần 1/3 diện tích mía so với hiện nay mà vẫn giữ được sản lượng 1,5 triệu tấn đường. Lúc ấy, giá thành SX đường sẽ giảm xuống dưới 10 nghìn đồng/kg, ngành mía đường mới có thể được giải cứu.

Ngày 16/9, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 26/2014/TT-NHNN quy định về việc Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam theo Quyết định 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa thông qua Nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong những tháng cuối năm 2014, trong đó đầu tư vào nông nghiệp và bất động sản tại Myanmar vẫn là trọng tâm.

Dịch vụ này ra đời từ ý tưởng cơn sốt game "nông trại vui vẻ" trên các mạng xã hội. Ông Nguyễn Minh Nhân, Trưởng phòng Kinh doanh công ty TNHH thương mại Vuông Tròn, nơi cung cấp dịch vụ này cho biết đây là gói sản phẩm “đồng hành cùng nhà nông”.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng.