Trao Giấy Chứng Nhận VietGap Đầu Tiên Cho Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản

Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Công ty Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho hộ gia đình ông Nguyễn Đăng Nhân, ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) với sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 5,71 ha với sản lượng dự kiến khoảng 16 tấn/năm. Giấy chứng nhận có giá trị đến tháng 11 năm 2015.
Đây là mô hình được trao giấy chứng nhận VietGAP đầu tiên thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Theo đó, ông Nguyễn Đăng Nhân đã áp dụng phương pháp nuôi mới là thả ương toàn bộ giống tôm thẻ chân trắng trong các ao vèo.
Giống mua về được thả tại các ao ương có diện tích khoảng từ 1.000 – 2.000 m2/ao, mật độ ương giống dao động khoảng từ 1.000 đến 1.800 con/m2, sau thời gian ương trong nhà vèo từ 15-20 ngày, tôm giống được thả ra ao nuôi thương phẩm theo mật độ từ 100-120 con/m2.
Ao nuôi và ao ương được lót bạt đáy chống rò rỉ, phía trên và xung quanh ao ương có phủ kín lưới lan nhằm chống sự xâm nhập của các loài động vật hay côn trùng, đồng thời giữ nhiệt độ trong ao ương ổn định, công nhân và người ngoài muốn vào khu ương nuôi phải được sự đồng ý của cán bộ phụ trách kỹ thuật, việc làm trên nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm các mầm bệnh từ ngoài vào và từ giữa các ao nuôi với nhau và chính điều này đã góp phần lớn vào sự hiệu quả và thành công của mô hình nuôi mới trên.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giảm thiểu sự tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, thời gian qua, ngành chuyên môn đã đưa ra nhiều giải pháp tuyên truyền sâu rộng và bước đầu đã nhận được sự hưởng ứng cao từ người dân.

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã sâu sát trong việc kiểm soát hoạt động chăn nuôi, mua bán động vật hoang dã, tuy nhiên tình trạng gây nuôi, kê khai chưa đúng quy định pháp luật vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho cơ quan chức năng lẫn người nuôi.

Giá bán giảm mạnh đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản “bốc hơi” 1,82 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm

Giá trị sản xuất trên mỗi diện tích canh tác thấp, các khoản vay không đủ trang trải, nông sản chủ lực phát triển tự phát… là những nút thắt khiến nông nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh với thế giới trong bối cảnh hội nhập.

Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối thịt bò về tận các địa phương, khiến số lượng bò nhập khẩu từ Australia đã tăng gần 6 lần trong thời gian từ 2012-2014.