Trao 90 Máy Dò Cá, Máy Liên Lạc Tầm Xa Và Bàn Giao Tàu Cá Cho Ngư Dân Lý Sơn

Sáng 2.11, tại cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi), Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Ngư dân Quảng Ngãi tổ chức trao máy dò cá, máy thông tin liên lạc tầm xa cho ngư dân các nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn và bàn giao tàu cá cho ngư dân Đinh Văn Giàu ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã trao 60 máy dò cá, 30 máy thông tin liên lạc tầm xa (Icom) cho các đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá ở huyện Lý Sơn, với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Máy Icom trao tặng lần này là máy IC-M802FMS- sản phẩm dùng cho hàng hải mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.
Dịp này, Đài Tiếng nói Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Ngư dân Quảng Ngãi cũng tổ chức bàn giao tàu cá cho ngư dân Đinh Văn Giàu ở xã An Hải (Lý Sơn).
Trước đó, vào ngày 25.4.2013, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực để chuẩn bị ra khơi thì tàu cá 380 CV của ngư dân Đinh Văn Giàu bị chập điện và cháy hoàn toàn tại Khu neo đậu trú bão tàu cá Lý Sơn.
Sau gần nửa năm làm thuê trên các tàu bạn, anh Giàu vô cùng xúc động khi nhận được chiếc tàu mới trị giá 2 tỷ đồng, trong đó Đài Tiếng nói Việt Nam hỗ trợ 400 triệu đồng, Quỹ Hỗ trợ Ngư dân Quảng Ngãi hỗ trợ với lãi suất thấp 600 triệu đồng.
“Đây là món quà vô cùng quý báu, tôi thấy mình phải có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với đồng bào. Tôi xin hứa sẽ tiếp tục đưa tàu ra Hoàng Sa bám biển, vừa sản xuất, vừa góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”- anh Giàu xúc động nói.
Được biết, sau 2 năm thành lập, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã huy động được 40 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong cả nước đóng góp giúp đỡ ngư dân gặp nạn trên biển. Trong đó, Đài TNVN đóng góp 800 triệu đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi bày tỏ mong muốn, bà con sẽ sử dụng nguồn hỗ trợ thật hiệu quả. Dù khó khăn đến mấy Quỹ Hỗ trợ ngư dân cũng luôn sát cánh cùng ngư dân trong công cuộc bám biển, vươn khơi mưu sinh, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.

Nông dân Ba Tri (Bến Tre) được mùa, lúa đạt năng suất bình quân gần 6 tấn/ha. Giá lúa hiện nay từ 5.400-5.700 đồng/kg, trong khi giá thành cũng ở khoảng đó, khiến cho đa số hộ chỉ hòa vốn.

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty ca cao Nguyên Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai) - đơn vị hợp tác với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tổ chức nhân giống ca cao và thử nghiệm mô hình trồng xen canh ca cao với các loại cây trồng khác - cho biết, năm 2013 công ty đã cung cấp trên 100 tấn hạt ca cao đã lên men cho Tập đoàn Grand – Place.

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ tổ chức nghiệm thu và chuyển giao cho nông dân ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng quy trình sản xuất, chăn nuôi khép kín gắn với mô hình canh tác màu tiết kiệm nước.