Trao 90 Máy Dò Cá, Máy Liên Lạc Tầm Xa Và Bàn Giao Tàu Cá Cho Ngư Dân Lý Sơn

Sáng 2.11, tại cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi), Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Ngư dân Quảng Ngãi tổ chức trao máy dò cá, máy thông tin liên lạc tầm xa cho ngư dân các nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn và bàn giao tàu cá cho ngư dân Đinh Văn Giàu ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã trao 60 máy dò cá, 30 máy thông tin liên lạc tầm xa (Icom) cho các đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá ở huyện Lý Sơn, với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Máy Icom trao tặng lần này là máy IC-M802FMS- sản phẩm dùng cho hàng hải mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.
Dịp này, Đài Tiếng nói Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Ngư dân Quảng Ngãi cũng tổ chức bàn giao tàu cá cho ngư dân Đinh Văn Giàu ở xã An Hải (Lý Sơn).
Trước đó, vào ngày 25.4.2013, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực để chuẩn bị ra khơi thì tàu cá 380 CV của ngư dân Đinh Văn Giàu bị chập điện và cháy hoàn toàn tại Khu neo đậu trú bão tàu cá Lý Sơn.
Sau gần nửa năm làm thuê trên các tàu bạn, anh Giàu vô cùng xúc động khi nhận được chiếc tàu mới trị giá 2 tỷ đồng, trong đó Đài Tiếng nói Việt Nam hỗ trợ 400 triệu đồng, Quỹ Hỗ trợ Ngư dân Quảng Ngãi hỗ trợ với lãi suất thấp 600 triệu đồng.
“Đây là món quà vô cùng quý báu, tôi thấy mình phải có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với đồng bào. Tôi xin hứa sẽ tiếp tục đưa tàu ra Hoàng Sa bám biển, vừa sản xuất, vừa góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”- anh Giàu xúc động nói.
Được biết, sau 2 năm thành lập, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã huy động được 40 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong cả nước đóng góp giúp đỡ ngư dân gặp nạn trên biển. Trong đó, Đài TNVN đóng góp 800 triệu đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi bày tỏ mong muốn, bà con sẽ sử dụng nguồn hỗ trợ thật hiệu quả. Dù khó khăn đến mấy Quỹ Hỗ trợ ngư dân cũng luôn sát cánh cùng ngư dân trong công cuộc bám biển, vươn khơi mưu sinh, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.

Cây cà phê ở Mường Ảng được xác định là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có tiềm năng, có lợi thế, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, người trồng cà phê Mường Ảng vẫn đau đáu một nỗi niềm đó là có thị trường ổn định tiêu thụ cho sản phẩm.