Tránh sử dụng hàng giả, kém chất lượng trong nuôi trồng thủy sản

Tổng cục Thủy sản đã hướng dẫn một số biện pháp nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng và một số nguyên tắc sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường an toàn.
Cách nhận biết hàng giả, kém chất lượng
Theo Tổng cục Thủy sản, trong quá trình kinh doanh và sử dụng, để nhận biết thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường cấm sử dụng cần yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận lưu hành của sản phẩm (hoặc văn bản cho phép lưu hành).
Đồng thời đối chiếu thành phần của sản phẩm với danh mục các chất đã cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để phát hiện sản phẩm có chứa chất cấm hay không và yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn bán hàng.
Đối với người nuôi trồng thủy sản cần lưu ý không mua sản phẩm không có nhãn bằng tiếng Việt hoặc có nhãn tiếng Việt nhưng thông tin không chính xác (tên sản phẩm, thành phần, công dụng, tên và địa chỉ, điện thoại nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối).
Chỉ nên mua sản phẩm của nhà sản xuất, nhập khẩu và tại các cửa hàng, đại lý có uy tín, khi mua hàng yêu cầu cửa hàng cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận lưu hành của sản phẩm.
Lấy hóa đơn khi mua hàng để xác định được thông tin, nguồn gốc sản phẩm và là cơ sở để truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải quyết khiếu nại (khi cần thiết).
Không mua hàng tại cơ sở không đủ điều kiện bán hàng, cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện vệ sinh, điều kiện bảo quản (cơ sở loại C).
Không mua sản phẩm trôi nổi hoặc bán rong, sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc không được bảo quản đúng cách.
Dùng thử sản phẩm mới khi đã tham khảo ý kiến của các cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ quản lý địa phương, bao bì sản phẩm phải nguyên vẹn, thông tin sản phẩm phải được in trực tiếp, rõ ràng trên bao bì.
Thông tin được dán trên bao bì bằng giấy (hoặc đề can) còn nguyên vẹn, không thể bóc ra nguyên vẹn được (bóc ra sẽ bị rách nát).
Màu sản phẩm phải đồng nhất, không có mùi lạ, mùi mốc, sản phẩm bị vón cục không đều ở các vị trí khác nhau, sản phẩm không bị rò rỉ.
Nguyên tắc sử dụng an toàn
Đối với các chất cấm sử dụng và biện pháp phòng tránh gây nhiễm trong quá trình nuôi nuôi sản cần lưu ý không sử dụng sản phẩm chứa chất cấm trong cơ sở sản xuất giống, phòng trị bệnh thủy sản, trộn thức ăn, làm chất bảo quản sản phẩm khi thu hoạch, nuôi lưu để đào thải chất cấm nếu trước khi thu hoạch phát hiện còn dư lượng.
Khi sử dụng thuốc và hóa chất, cần đọc kỹ các thành phần của sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật để chắc chắn không có thành phần cấm sử dụng.
Không sử dụng các sản phẩm có chứa các chất cấm để diệt tạp trong ao và khu vực quanh ao nuôi.
Chọn nguồn nước đảm bảo chất lượng hoặc có biện pháp xử lý nước phù hợp.
Định kỳ thực hiện phân tích chất lượng nước cấp hoặc cập nhật các thông tin quan trắc môi trường nước của các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương.
Cần thường xuyên kiểm tra bờ mương, bờ ao chứa nước thải để kịp thời xử lý các trường hợp thẩm lậu, lưu thông tin về sử dụng thuốc hóa chất để truy xuất được nguồn gốc lây nhiễm khi cần.
Đối với các chất hạn chế sử dụng và biện pháp phòng tránh thủy sản nhiễm qua dư lượng cho phép cần lưu ý hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh; chỉ sử dụng thuốc khi đã biết chắc chắn tôm bị bệnh gì và sử dụng loại thuốc nào để chữa trị.
Khi sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan thú y thủy sản hoặc người có chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản.
Người kê đơn trị bệnh phải ghi rõ các hiện tượng bệnh lý, kết quả phân tích mầm bệnh (nếu có), ghi rõ loại thuốc, liều dùng, liều lượng và phương pháp điều trị.
Khi mua thuốc, cần yêu cầu các nhà cung cấp xuất trình giấy chứng nhận, công nhận hoặc Danh mục lưu hành các sản phẩm.
Nếu thấy nghi ngờ không nên mua hoặc nếu mua cần lấy mẫu để kiểm tra.
Sau khi sử dụng thuốc cần liên tục theo dõi diễn biến sức khỏe của tôm và lấy mẫu tôm kiểm tra để biết được hiệu quả của việc chữa bệnh.
Cần ngừng sử dụng thuốc ít nhất 04 tuần trước khi thu hoạch, nuôi lưu để đào thải nếu trước khi thu hoạch phát hiện còn dư lượng và lưu thông tin về sử dụng thuốc hóa chất để có thể truy xuất được nguồn gốc lây nhiễm khi cần.
Đối với việc sử dụng thức ăn, cần lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi, mua thức ăn từ nguồn cung cấp có uy tín và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi.
Nên chọn thức ăn của các nhà sản xuất có áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong sản xuất như HACCP, GMP… Cần kiểm tra thông tin bao bì để biết chất lượng và hạn sử dụng của thức ăn, đối chiếu các chỉ tiêu chất lượng ghi trên nhãn với phiếu kiểm tra chất lượng của lô hàng.
Cần yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn ký cam kết về chất lượng sản phẩm họ cung cấp, bảo quản thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát đồng thời có biện pháp ngăn chuột và côn trùng xâm hại.
Tránh mối nguy khác tác động đến thức ăn trong bảo quản và sử dụng.
Nuôi lưu để đào thải nếu trước khi thu hoạch phát hiện còn dư lượng và lưu thông tin về sử dụng thuốc, hóa chất để có thể truy xuất được nguồn gốc khi cần…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7-11, Trạm Khuyến nông huyện Định Hoá phối hợp Công ty cổ phần Syngenta, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai NK7328 với quy mô 0,28ha tại xóm Bản Lanh, xã Kim Phượng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.

Chị Lệ cho biết, cơ duyên đến với mô hình nuôi rắn mối của chị rất tình cờ. Ban đầu, chị bắt rắn mối trong vườn nhà nuôi chơi và khá thích thú khi thấy rắn đẻ con. Sau đó, biết đây là món ăn đặc sản khá hút khách tại các quán nhậu, nhà hàng, chị Lệ mạnh dạn nghĩ đến đầu tư nuôi bài bản.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo chất lượng cao, chiếm 52% tổng lượng gạo đã xuất khẩu. So cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu trên tăng 44%, góp phần đưa giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay đạt 2,32 tỷ USD.

Thời điểm này, hàng ngàn hộ nông dân ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang tất bật chuẩn bị xuống giống vụ hoa xuân để kịp bán vào dịp Tết Ất Mùi. Tuy nhiên, người trồng hoa đang “gánh” trên vai nhiều nỗi lo trong mùa hoa Tết sắp tới.