Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tranh chấp bãi nghêu

Tranh chấp bãi nghêu
Ngày đăng: 18/08/2015

Hàng ngàn người “hôi” nghêu

Khoảng 14 giờ chiều, khi con nước bắt đầu ròng, có mặt tại cửa kênh Cái Cùng, chúng tôi thấy nhiều chiếc vỏ lãi, ghe chở người dân chạy dập dìu ra biển, nơi có bãi nghêu rộng 50ha do ông Lê Vinh Phát quản lý. Những cư dân sống phía sau khu rừng phòng hộ cũng lần lượt kéo ra chờ nước cạn để khai thác. Dòng người kéo đến mỗi lúc một nhiều, chẳng bao lâu đã gần cả ngàn người tràn ngập bãi nghêu.

Trong dòng người đi khai thác nghêu… lậu, chúng tôi hỏi bà Nguyễn Thị Điệp vì sao đi khai thác nghêu của người ta, bà Điệp nói: “Mấy ngày rồi thấy người ta đi khai thác đông quá nên tôi đi theo. Nhà nghèo không có việc gì làm nên bắt nghêu kiếm chút ít tiền về mua gạo”. Bà Điệp cho biết cả gia đình 5 người của bà bắt nghêu 3 ngày qua, bán được trên 8 triệu đồng. Trong quá trình khai thác, các thương lái cũng đổ xô đến bãi tranh nhau mua nghêu. Hoạt động khai thác, bán nghêu diễn ra nhộn nhịp. Quan sát thấy nghêu lớn, nghêu bé đều bị bắt sạch. Việc khai thác kéo dài đến tối, khi nước dâng lên cao không mò được nghêu thì người dân mới về.

Tại bãi nghêu này hôm chủ nhật vừa rồi đã xảy ra xô xát giữa những người quản lý bãi nghêu với dân khai thác nghêu, khiến 2 người phải nhập viện.

Chứng kiến sự việc trên, ông Nguyễn Quốc Cường kể: “Chiều 9-8, có khoảng 300 người kéo đến bãi nghêu. Ban đầu những người lớn cho trẻ em vào bãi mò trước, nhưng lực lượng bảo vệ bãi nghêu không cho và kéo các em ra ngoài. Trong quá trình này xảy ra cự cãi dẫn đến những người đi khai thác nghêu dùng cây tấn công lực lượng bảo vệ bãi nghêu. Trong lúc hỗn chiến làm 2 bảo vệ bãi nghêu bị thương nặng, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu”.

Theo ông Cường, sau cuộc hỗn chiến này thì chủ bãi nghêu bỏ bãi, không bảo vệ bãi nghêu được nữa nên người dân tự do khai thác nghêu. Biết được sự việc, người dân các xã lân cận cũng kéo đến “hôi” nghêu rất đông.

Mất trắng tiền tỷ

Tiếp xúc với chúng tôi với tâm trạng mệt mỏi, ông Lê Vinh Phát cho biết, cả tuần nay ông như người mất hồn, ăn ngủ không được vì mất trắng số nghêu nuôi ở bãi. Khi cùng chúng tôi ra bãi, thấy dòng người vô tư khai thác nghêu, ông Phát bật khóc và nói: “Gần hai năm qua, tiền của gia đình và mấy anh em hùn nhau đổ xuống bãi nghêu này rất nhiều. Tính đến nay đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng nhưng thu hoạch chưa được bao nhiêu thì bây giờ bị cướp sạch. Bãi nghêu này không tự dưng mà có, anh em chúng tôi lặn lội đi mua từng con giống thả xuống nuôi, vậy mà bà con kéo vào hốt sạch”. Theo ông Phát, nếu không bị người dân phá bãi thì có thể thu hoạch đến 20 tỷ đồng.

Còn những người đi khai thác nghêu viện lý do bãi nghêu này ông Phát chiếm nuôi trái phép, trong khi người dân địa phương không có chỗ nuôi nên bức xúc kéo nhau đến phá bãi nghêu.

Về thông tin này, trao đổi với chúng tôi, ông Phát cho rằng một số người có mâu thuẫn với ông nên tuyên truyền vậy, chứ ông và những người hùn nuôi nghêu có ký hợp đồng với UBND xã Long Điền Đông thuê bãi và đóng thuế đàng hoàng. Để chứng minh việc này, ông Phát đưa cho chúng tôi xem hợp đồng và hiện vẫn còn hạn 3 năm (thời hạn thuê 5 năm).

Không chỉ ở Bạc Liêu, thời gian qua tại các tỉnh ven biển ở ĐBSCL cũng thường xảy ra tranh chấp giữa cư dân sống ven biển với các chủ bãi nghêu. Để giải quyết việc này, nhiều địa phương như Cà Mau, Bến Tre… đã thành lập các hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu. Đa số các HTX này cơ cấu thành viên là những cư dân nghèo, sống ven biển không có công ăn việc làm ổn định… Mô hình này thời gian qua cũng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có HTX hoạt động “trồi sụt” dẫn đến tan rã. Nhiều xã viên rời bỏ HTX trở lại cuộc sống “hái lượm” bám vào tài nguyên ven biển, ven rừng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Long Điền Đông, cho biết: “Tình hình bãi nghêu đã bớt phức tạp do chủ bỏ bãi nên người dân ra khai thác tự do. Khi nào hết nghêu thì người dân tự nghỉ. Còn 2 bảo vệ bãi nghêu bị thương hiện đã xuất viện một người, người còn lại đang tiếp tục điều trị. Vụ việc đang được Công an huyện Đông Hải làm rõ để có hướng xử lý”. Chia sẻ giải pháp quản lý bãi nghêu trong thời gian tới, ông Sáu nói: “Sau sự việc này chúng tôi sẽ họp dân trên địa bàn xem mong muốn của họ như thế nào để có phương án quản lý bãi nghêu phù hợp. Trước đây, chúng tôi định để ông Phát và một số người hùn nuôi thử nghiệm một thời gian xem có đạt hiệu quả không, rồi mới tính đến chuyện thành lập HTX để người dân cùng tham gia. Tuy nhiên, ông Phát còn đang nuôi trong quá trình thử nghiệm thì xảy ra chuyện…”.


Có thể bạn quan tâm

Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

13/04/2015
Tâm huyết cùng trái cây sạch Tâm huyết cùng trái cây sạch

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.

13/04/2015
Dưa rẻ như bèo! Dưa rẻ như bèo!

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

13/04/2015
Nông dân nhiều xã trồng bưởi da xanh Nông dân nhiều xã trồng bưởi da xanh

Ông Hồ Phước Dư - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước (Mang Thít - Vĩnh Long) cho biết, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long và huyện Mang Thít, xã đã vận động bà con nông dân trồng được 18ha bưởi da xanh sau khi cải tạo vườn tạp kém hiệu quả.

13/04/2015
Xoài VietGAP hướng đi mới của Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây (Đồng Tháp) Xoài VietGAP hướng đi mới của Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây (Đồng Tháp)

Sau thời gian nỗ lực xây dựng, Tổ hợp tác (THT) xoài xã Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) bước đầu thành công với mô hình sản xuất xoài theo hướng VietGAP. Đây được xem là hướng đi đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm sạch, đồng thời hướng đến sự phát triển thông qua liên kết tiêu thụ...

13/04/2015