Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 27/06/2013

Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.

Sau trận dịch cúm gia cầm, ông Vân đã chuyển cơ sở chăn nuôi vịt giống từ huyện Bình Chánh về quê nhà tại ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ. Hiện nay, ông Vân chia trang trại của mình thành hai phần: một trại chuyên nuôi vịt giống theo mô hình an toàn sinh học và một trại đặt máy ấp vịt, xung quanh và thiết kế ao cá, hồ nuôi ba ba và trồng cây ăn trái. Trang trại được bố trí ngoài đồng ruộng, tách biệt khu dân cư vài trăm mét.

Số lượng vịt giống đang nuôi ở trang trại là 1.500 con và số lượng nuôi vệ tinh khu vực lân cận trên 1.000 con. Giống vịt ông chọn nuôi mấy năm qua là vịt giống của công ty và của trại VIGOVA (Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi) và hiện nay ông cũng là thành viên trong nhóm thực hiện “Mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học” của đơn vị này.

Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, ông cho biết: để giữ chữ tín chất lượng nên ông phải chọn con giống bố mẹ đầu dòng có nguồn gốc rõ ràng, và chuồng trại nuôi phải sạch sẽ, vệ sinh định kỳ, sử dụng thức ăn chủ yếu của công ty và cho uống nước lọc sạch, thường xuyên tiêm chủng vắc-xin theo định kỳ và có thú y viên theo dõi… Cứ 100 con mái thì ông nuôi 15 con trống, tỉ lệ trứng đậu đạt trên 80%.

Ông Vân cho biết thêm, với cách nuôi an toàn và chăm sóc vịt cẩn thận nên trang trại được cấp giấy chứng nhận con giống sạch bệnh. Vịt giống của ông chủ yếu ấp bán theo đơn đặt hàng nhiều tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai… Tuy nhiên, từ sau khi bị dịch cúm gia cầm đến nay và thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá thức ăn tăng vọt, ông giảm lượng ấp trứng hơn phân nữa so với lúc trước, bình quân 5 ngày ấp bán từ 3.000-5.000 con. Và ông chỉ tăng số lượng trứng ấp khi đồng lúa gần thu hoạch.

Thú y viên xã Mỹ Lệ - Võ Văn Nghiêm cho biết thêm, ông thường xuyên theo dõi tiêm chủng định kỳ đàn vịt và nhận thấy trang trại nuôi vịt giống của ông Vân thực hiện đúng công tác phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, trang trại nuôi hiệu quả và thành công, thu nhập chính từ con giống những năm gần đây có thể kiếm được trên 50 triệu đồng và thu hoạch từ bán cá trên10 tấn/năm cũng kiếm thêm vài chục triệu đồng nữa.


Có thể bạn quan tâm

Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013 Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

16/11/2013
Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

16/11/2013
Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

16/11/2013
Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

16/11/2013
Đích Đến Còn Xa Đích Đến Còn Xa

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.

16/11/2013