Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Thịt Đầu Tiên Của Tỉnh Được Cấp Chứng Nhận VietGAHP

Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Thịt Đầu Tiên Của Tỉnh Được Cấp Chứng Nhận VietGAHP
Ngày đăng: 07/12/2013

Trang trại Hà Huy, tổ 11, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) vừa được Trung tâm Chất lượng nông, lâm – thủy sản (NL–TS) vùng 1 (Cục Quản lý Chất lượng NL- TS) cấp Chứng nhận VietGAHP cho quy trình sản xuất lợn thịt. Đây là trang trại chăn nuôi lợn thịt đầu tiên trên địa bàn tỉnh được cấp chứng nhận ý nghĩa này.

Trang trại Hà Huy có diện tích đất 5,5 ha, trong đó 2 ha xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, 3 ha vườn cam và 0,5 ha ao nuôi cá; là một trong những trang trại lớn của tỉnh đảm bảo quy mô và điều kiện như: Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng hàng hóa, có sự đầu tư bài bản và áp dụng quy trình chăn nuôi khoa học; vị trí phù hợp với tổng thể khu vực và cách xa khu công nghiệp, đường giao thông, công sở; có nguồn nước sạch và đủ dự trữ... Hàng năm, trang trại xuất chuồng khoảng 22.000 con lợn, tương đương khoảng 180 tấn lợn hơi.

Đồng chí Phạm Đức Tuấn, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng NL– TS tỉnh, cho biết: “Nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa đảm bảo chất lượng, từ đầu quý I năm nay, Chi cục phối hợp với huyện Vị Xuyên chọn trang trại để hỗ trợ tư vấn chứng nhận VietGAHP; tiến hành hướng dẫn lấy mẫu, kiểm nghiệm kim loại nặng, vi sinh vật trong nước, hoocmol tăng trưởng, chất lượng bảo quản trong thức ăn, nhằm kiểm soát về vệ sinh, an toàn thực phẩm; cách ghi chép hồ sơ, sổ sách theo dõi con giống, quản lý đàn lợn, thức ăn và dịch bệnh; thực hành và khắc phục những phần yêu cầu thuộc quy trình VietGAHP mà trang trại chưa đáp ứng”.

Trang trại Hà Huy đã thực hiện nghiêm túc các quy trình cụ thể để được công nhận sản phẩm lợn thịt đạt tiêu chuẩn VietGAHP. Về con giống, đảm bảo sản xuất chất lượng, đúng quy trình hiện hành và quản lý phù hợp với quy trình kỹ thuật. Con giống bố, mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và tiêm phòng đầy đủ.

Chuồng trại chăn nuôi có lối đi riêng đảm bảo hạn chế lây nhiễm dịch bệnh, đồng thời được tiêu độc khử trùng bằng thuốc sát trùng, vôi bột đối với nền, tường, xung quanh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng, có đầy đủ thông tin về số lượng, tên hàng, nguồn gốc. Hệ thống nước uống, nước vệ sinh sạch sẽ, không ô nhiễm.

Việc quản lý thuốc thú y, thuốc kháng sinh và thực hiện kế hoạch tiêm phòng, theo dõi tình hình dịch bệnh được đảm bảo và thực hiện nghiêm túc. Công tác ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguồn gốc và thu hồi sản phẩm được thực hiện đầy đủ. Công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải thực hiện theo quy trình, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường...

Sau gần 10 tháng được tư vấn áp dụng quy trình chăn nuôi và hướng dẫn làm thủ tục, trang trại đảm bảo 100% chỉ tiêu loại A, 95% chỉ tiêu loại B, chính thức được cấp Chứng nhận VietGAHP cho quy trình chăn nuôi lợn thịt từ ngày 5.10.2013.

Điều này đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho Trang trại Hà Huy. Đồng thời là nơi nông dân trong tỉnh đến học tập kinh nghiệm để hướng tới mục tiêu sản xuất an toàn, đảm bảo môi trường tự nhiên bền vững. Qua đó, tạo hướng đi cho sản xuất chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn tỉnh phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

06/08/2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

06/08/2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

06/08/2015
Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

06/08/2015
Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.

06/08/2015