Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trắng tay vì điều, thành tỷ phú cũng nhờ điều

Trắng tay vì điều, thành tỷ phú cũng nhờ điều
Ngày đăng: 13/09/2015

Về xã Quảng Thành hỏi nhà ông Vũ Văn Nghĩa ít người biết, nhưng hỏi Cơ sở sản xuất hạt điều Nghĩa thì ai cũng rành.

Hết điều… rồi tiêu

Rời quân ngũ tháng 4.1986 thì 4 tháng sau ông Nghĩa từ Ninh Bình khăn gói “Nam tiến” lập nghiệp. Chân ướt, chân ráo vào đến đất Quảng Thành, vợ chồng ông Nghĩa đi làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày.

Sau thời gian cày thuê, cuốc mướn, ông Nghĩa xin vào làm công nhân Nông trường Cà phê Châu Thành (Đồng Nai) - đơn vị có đất trên địa bàn xã Quảng Thành. Không lâu sau, ông Nghĩa được cất nhắc lên phụ trách phân trường. 

Ông Vũ Văn Nghĩa kiểm tra hạt điều thành phẩm.

Năm 1990, nông trường giải thể, ông Nghĩa quay về với nghề làm mướn khắp nơi. Thấy cảnh làm thuê tương lai xám xịt, ông Nghĩa đánh bạo vay 13 chỉ vàng mua mảnh đất 7.500m2 để trồng điều với lãi suất “cắt cổ”, mỗi năm cứ 10 chỉ vàng trả lãi 5 chỉ.

Tuy nhiên, đến khi vườn điều cho trái thì cũng là lúc giá hạt điều rớt thê thảm. Để trả cả gốc và lãi vay, ông Nghĩa phải bán cả nhà và đất vườn và lại về cảnh trắng tay. “Cái số mình sao lao đao, lận đận quá!” - ông Nghĩa bồi hồi nhớ lại.

Làm thuê được một thời gian, ông Nghĩa lại nuôi ước mơ đổi đời bằng cách vay vàng mua 2,3ha đất trồng điều. Giá hạt điều lại trồi sụt. Ông bực quá chặt hết rồi trồng tiêu. Và cây tiêu chính là cây trồng không chỉ giúp ông trả được vàng vay mà còn trở nên giàu có. “Nhưng chính hạt điều mới khiến nhiều người biết đến tôi” - ông Nghĩa bật mí.

Lỗ cũng gắng làm vì công nhân

"Tôi không dám nói rằng mình có công giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình tạo việc làm cho mình và cho bà con trong xã”. Ông Vũ Văn Nghĩa

Năm 2008, ông Nghĩa dựng xưởng, mua máy móc, gọi nhân công làm gia công cho một công ty sản xuất hạt điều.

Trong khi nhiều cơ sở gia công khác làm theo mô hình công ty trả lương cho công nhân thì ông Nghĩa xin khoán trả lương, thưởng cho công nhân. Lúc ấy, cơ sở của ông có đến gần 150 công nhân. “Có thể lương tôi trả cho công nhân thấp hơn chỗ khác đôi chút, nhưng tôi đảm bảo không bao giờ hết việc cho công nhân, dù thời điểm đó tôi đang sản xuất lỗ” - ông Nghĩa cho biết.

Ông Nghĩa chứng minh, năm 2011, trong khi ngành sản xuất hạt điều trong nước lỗ thê thảm, nhiều cơ sở, công ty phải ngừng sản xuất thì cơ sở của ông vẫn sản xuất đều đều. “Mỗi ngày tôi lỗ 2 triệu đồng, suốt mấy tháng liền cứ lỗ như thế nhưng cơ sở của tôi vẫn phải sản xuất, vì nếu ngừng sản xuất thì công nhân sẽ không có thu nhập nuôi gia đình” - ông Nghĩa thổ lộ.

Giờ ông Nghĩa không làm gia công cho công ty nữa mà chính thức sản xuất hạt điều và xuất khẩu trực tiếp. Hôm tôi đến ông cho biết vừa mua dây chuyền sản xuất hạt điều xuất khẩu khép kín với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Ngoài 80 công nhân chính thức, ông còn hơn 100 hộ nhận hàng về nhà làm gia công.

Nếu lương công nhân chính thức từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng thì những người làm gia công có thu nhập khoảng 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Ông Nghĩa cũng vừa xây xong 6 phòng trọ cho công nhân ở miễn phí. Cũng theo ông Nghĩa, mỗi năm cơ sở của ông thu mua khoảng 1.000 tấn hạt điều thô của các nhà vườn trên địa bàn huyện. 


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Năm Nay Có Thể Đạt 30 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Năm Nay Có Thể Đạt 30 Tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chín tháng qua đã đạt 22,7 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2013 và dự kiến cả năm có thể cán mốc 30 tỷ USD.

16/10/2014
Nhân Đạo Phát Triển Cây Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Nhân Đạo Phát Triển Cây Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.

16/10/2014
Bước Đầu Phát Triển Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn Ở Nậm Nèn Bước Đầu Phát Triển Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn Ở Nậm Nèn

Đầu năm 2014, bản Nậm Nèn 1, xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà bắt đầu xuất hiện một số mô hình nuôi tằm ăn lá sắn. Đến nay, sau hơn nửa năm, các mô hình ấy đều đang phát triển tốt, người dân đã thu hoạch được nhiều lứa tằm thịt, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể trong thời điểm nông nhàn.

16/10/2014
Hiệu Quả Của Mô Hình Câu Lạc Bộ Giống Cây Trồng Xã Bình Thạnh Hiệu Quả Của Mô Hình Câu Lạc Bộ Giống Cây Trồng Xã Bình Thạnh

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.

16/10/2014
Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả

Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.

16/10/2014