Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trảng Bom vào mùa thu hoạch chuối

Trảng Bom vào mùa thu hoạch chuối
Ngày đăng: 22/04/2015

Chuối là một trong những cây trồng cho thu nhập khá trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Hiện nhiều nhà vườn đang bước vào vụ thu hoạch. Mặc dù, giá chuối hiện thấp hơn so với năm trước, nhưng người dân vẫn lãi hàng trăm triệu đồng/ha.

Các nhà vườn trên địa bàn huyện Trảng Bom đang thu hoạch rộ vụ chuối năm nay. Giá bán tuy thấp hơn so với mọi năm nhưng không vì thế mà người trồng chuối phải chịu thua lỗ. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình còn thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha.

Gia đình anh Đặng Phước Cường, ấp Trường An, xã Thanh Bình, một trong những người có thâm niên trồng chuối cho biết, với gần 1ha đất trồng chuối “già lùn” (loại chuối XK) trồng từ 1.500 đến 2.000 cây/ha, với giá như hiện nay từ 4,5 – 5 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tiền giống, phân, điện… chưa tính công thì nhà vườn cũng thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

Tuy nhiên nếu không phải thuê đất như gia đình anh làm gần 1 ha thì lãi thế, chứ đất thuê thì lãi khoảng 50 – 60 triệu đồng/ha với 100% cây đạt chuẩn, chưa tính cây bị đổ. Giá bán như năm nay thì người trồng chuối vẫn tạm ổn, không thua lỗ.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Thanh Hải, ấp Lợi Hà, xã Thanh Bình cũng đầu tư 1,2 ha trồng giống “chuối già lùn cấy mô” năng suất cao từ 50 – 60 tấn/ha. Sau khi trừ tất cả chi phí (chưa tính công), gia đình ông thu gần 200 triệu đồng/ha/vụ.

“Năm nay là năm đầu tiên tôi đầu tư làm chuối trên mảnh đất nhà mình, song đạt năng suất cao. Nói chung mình lấy công làm lời, với mảnh đất của gia đình thì trừ vốn đi cũng lời 160 – 170 triệu đồng”, ông Nguyễn Thanh Hải, ấp Lợi Hà, bày tỏ.

Ông Đàm Văn Đạt, một thương lai mua chuối chia sẻ: “Mùa chuối năm nay sản lượng tôi thu mua so với năm ngoái có thấp hơn. Giá chuối vẫn đảm bảo cho người dân không lỗ, thậm chí có lời khá nếu chuối đẹp, chuối cấy mô trồng đúng quy trình vẫn được giá”.

Đồng Nai hiện có hơn 7.000 ha các loại chuối, trong đó huyện Trảng Bom có trên 1.600 ha chuối, tập trung chủ yếu ở các xã: Bàu Hàm, Sông Thao, Sông Trầu, Cây Gáo và Thanh Bình. Mong muốn của người nông dân là giá chuối ổn định để nhà nông tiếp tục đầu tư phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Xử Lý Hành Chính 23 Trường Hợp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Xử Lý Hành Chính 23 Trường Hợp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.

11/12/2013
Nuôi Tôm Nước Mặn Thâm Canh Không Phải Dễ Nuôi Tôm Nước Mặn Thâm Canh Không Phải Dễ

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.

03/01/2014
Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

11/12/2013
Để Tôm Chân Trắng Có Thương Hiệu Để Tôm Chân Trắng Có Thương Hiệu

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

03/01/2014
Tổng Đàn Gia Súc Giảm, Gia Cầm Tăng Tổng Đàn Gia Súc Giảm, Gia Cầm Tăng

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

11/12/2013