Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trăn Trở Với Cây Khóm

Trăn Trở Với Cây Khóm
Ngày đăng: 25/06/2014

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

Nếu như thời điểm này các năm trước, giá khóm dao động từ 3.000-4.000 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái), thì hiện nay giá khóm thương lái thu mua tại rẫy chỉ dao động từ 2.500-2.700 đồng/trái, thậm chí, có lúc giá chỉ còn 1.700-1.800 đồng/trái.

Điệp khúc được mùa, mất giá

Vào những ngày này, dọc tuyến đường về xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh nhiều ruộng khóm đã chín vàng nhưng thưa thớt người mua. Mấy ngày nay, giá khóm đã nhích lên chút đỉnh từ 2.500-2.700 đồng/kg, nhưng cũng rất khó bán. Nguyên nhân chính làm giá khóm rớt mạnh là do năm nay trúng mùa và thời điểm này đang ở chính vụ.

Ông Võ Thanh Kèn, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: “Giờ giá khóm loại 1 sụt xuống còn 2.700 đồng/trái, loại 2 không quá 1.400 đồng… thấp hơn 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái. Do giá thấp, thương lái mua càng ít, nhiều nơi khóm quá kỳ thu hoạch phải bỏ vàng đồng, hổng ai mua”.

Với 1ha chuyên canh khóm, ước tính năng suất chỉ đạt 18 tấn/ha với giá bán trung bình 2.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lợi nhuận chỉ còn 26 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lợi nhuận đạt hơn 50 triệu đồng.

Thông thường vào chính vụ, sản lượng tăng vọt, khiến cung vượt cầu, dễ dẫn đến tình trạng dội chợ, giá rẻ. Để hạn chế tình trạng trên, hiện nay bà con nông dân đã biết cách xử lý để khóm ra trái nghịch vụ theo nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, do thời tiết thuận lợi nên nhiều rẫy khóm năm nay đồng loạt ra trái khiến giá khóm rớt thê thảm.

Ông Đoàn Văn Bền, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: “So với mùa thuận thì giá khóm cao gấp 2-3 lần, vì vậy gia đình cũng đã chủ động thời gian thu hoạch để tiến hành xử lý nhưng do cây khóm còn nhỏ chưa đến thời điểm, đồng thời do thời tiết năm nay thuận lợi nên đã khiến khóm trổ đồng loạt, khiến gia đình hết sức bất ngờ trong khi để chuẩn bị cho mùa vụ mới, gia đình trồng khoảng 10.000 cây giống, nhưng đã có đến 8.000 cây giống trổ trái mà giá chỉ được 1.800-2.700 đồng, giá quá thấp nhưng đành chịu”.

Cần đầu tư, liên kết lâu dài

Thực tế hiện nay, khóm Cầu Đúc từ lâu đã nổi tiếng nhờ chất lượng và hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Những năm gần đây, nhiều địa phương trong vùng quan tâm khuyến khích phát triển cây khóm. Tuy nhiên, sản xuất khóm lại chưa bền vững, do chi phí cao, đầu ra sản phẩm bấp bênh, chủ yếu tiêu thụ ở nội địa, xuất khẩu còn hạn chế.

Bên cạnh đó, tập quán canh tác của nhiều nông dân còn lạc hậu, cơ giới hóa hạn chế, năng suất khóm thấp. Trong khi, hàng chục năm nay, khóm vẫn ở tình trạng tự tiêu, tự sản, thiếu bao tiêu, cho dù tại tỉnh cũng có nhà máy chế biến khóm xuất khẩu, nhưng khi đến mùa rộ nông dân trồng khóm phải chạy tìm thương lái bán, hoặc bán cho các chợ lẻ, một ít chở đến cung cấp cho nhà máy chế biến, nhưng phải qua nhiều trung gian, từ đó, giá khóm bị “ép” xuống thấp.

Ông Dương Minh Truyền, Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, cho biết: Toàn xã có khoảng 948ha khóm trồng chuyên canh tập trung ở ấp Thạnh An và Thạnh Thắng. Hiện trên địa bàn có 1 HTX và 1 doanh nghiệp tư nhân Dương Thanh chuyên sản xuất và tiêu thụ mặt hàng nông sản chính là khóm.

Theo đánh giá, năm 2014 do thời tiết thuận lợi, nên nhiều diện tích đã trổ chín đồng loạt ngoài ý muốn, các diện tích thu hoạch cùng lúc trong thời gian ngắn chính vì điều này đã gây cảnh dội chợ, ế hàng. “Địa phương cũng đã nhiều lần tính chuyện tìm doanh nghiệp bao tiêu và thu mua sản phẩm, nhưng tình hình còn nan giải, chưa có lối ra” - ông Dương Minh Truyền thừa nhận.

Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Tiềm năng phát triển vùng khóm nguyên liệu ở tỉnh còn rất lớn, điều cần làm hiện nay là giữ vững nguồn nguyên liệu, tiếp tục phát huy thế mạnh của vùng.

Thời gian qua, các ngành của tỉnh cũng đã có những động thái tích cực trong việc xúc tiến thương mại đặc sản khóm địa phương với các tỉnh lân cận, tuy nhiên khó khăn là việc sản xuất khóm lâu nay theo truyền thống, chưa sản xuất theo phương thức rải vụ, số lượng, năng suất chưa đảm bảo. Hơn nữa, giá khóm thường bấp bênh vì còn phụ thuộc vào thị trường.

Để khắc phục được tình trạng này, trước mắt đòi hỏi người dân cần tổ chức lại sản xuất, có những biện pháp đầu tư cải tạo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khóm theo tiêu chuẩn VietGAP để góp phần giảm chi phí, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, từng bước hướng đến hình thành các vùng khóm chuyên canh hàng hóa cho năng suất cao để làm nguyên liệu chế biến cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo quy hoạch, tỉnh đang từng bước đầu tư, hoàn thiện vùng chuyên canh cây khóm tập trung, ổn định với diện tích 2.000ha, trong đó tập trung chủ yếu ở thành phố Vị Thanh với 1.400ha và huyện Long Mỹ 600ha. Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 1.680ha, năng suất đạt 13 tấn/ha, sản lượng mỗi năm gần 22.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu

Ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 1976/BNN-TCTS chỉ đạo tạm ngưng việc DN phải thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận giấy đăng ký Hợp đồng và XK sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam.

20/06/2014
Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang? Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang?

Chi phí đắt đỏ, thiếu thị trường tiêu thụ là những áp lực đang đè nặng trên vai người nuôi cá rô Hậu Giang (cá rô đầu vuông), khiến người dân thiếu mặn mà với loại đặc sản này.

20/06/2014
Nhiều Tàu Câu Mực Khơi Trúng Đậm Ở Quảng Nam Nhiều Tàu Câu Mực Khơi Trúng Đậm Ở Quảng Nam

Trước đó, cũng ở Tam Giang, tàu mực khơi của ông Phạm Hùng (thôn Đông Mỹ) đạt sản lượng 28 tấn mực khô/chuyến biển, doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tàu câu mực khơi của ông Lương Văn Cam (thôn Đông An) đạt sản lượng 51 tấn mực khô/chuyến biển; doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng…

26/11/2014
WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

26/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.

20/06/2014