Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tràn ngập thịt gia súc gia cầm chứa chất cấm

Tràn ngập thịt gia súc gia cầm chứa chất cấm
Ngày đăng: 23/10/2015

 Qua đợt kiểm tra gần đây, Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận đã phát hiện tình trạng tràn ngập các sản phẩm chăn nuôi chứa chất cấm.

Cần xử như tội buôn ma túy

Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tại hội nghị trực tuyến Triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp chiều 19-10 tại Hà Nội cho thấy việc sử dụng chất cấm đã lan tràn khắp cả nước.

Đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ NNPTNT tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty (không nêu tên) sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục cho phép, tịch thu 20 kg chất bột màu trắng không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ...

Thanh tra Bộ còn phát hiện 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng vượt ngưỡng cho phép; 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có vi khuẩn salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng...

Một trong những vấn đề nổi cộm trong an toàn vệ sinh thực phẩm gần đây là tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng, không chỉ ở các tỉnh thành phía Nam mà còn lan về cả khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận; chủ yếu là các loại chất clenbuterol, salbutamol, vàng ô và kháng sinh.

Cụ thể, theo Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát, một số người dân phản ánh đã mua cả bịch nilon chất cấm về rồi trộn vào thức ăn cho gia súc gia cầm.

Không chỉ chất cấm, năm nay chất kháng sinh cũng được sử dụng khá nhiều cho gia súc hay thủy sản không chỉ với mục đích ngừa bệnh mà nghiêm trọng hơn là nhằm kích thích tăng trưởng.

“Tình trạng này khiến tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi lớn.

Hơn nữa, khi người tiêu dùng ăn nhiều thực phẩm loại này sẽ dẫn đến lờn kháng sinh,” Bộ trưởng Phát lo ngại.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhìn nhận tình trạng này không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường thế giới.

Bộ trưởng Phát cũng đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra và xử lý hành vi buôn bán, sử dụng các chất cấm với mức độ nghiêm trọng như với hành vi buôn bán chất ma túy.

Phải triệt tận gốc

Ngay cả những người làm quản lý cũng băn khoăn là những chất như clenbuterol, salbutamol vốn được sử dụng trong y tế và được phép nhập khẩu nhưng vẫn bị tuồn ra ngoài sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm tăng tỷ lệ nạc.

Thống kê của lực lượng chức năng cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước nhập khẩu khoảng 68 tấn clenbuterol nhưng sử dụng trong y tế rất ít.

Có mặt tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, bản chất salbutamol là chất sử dụng trong chế tạo thuốc chữa hen phế quản, là loại không thiếu được trong y tế nên buộc phải nhập khẩu và công ty dược được nhập khẩu để sản xuất thuốc bán cho người dân.

“Trên thị trường có thể người dân mua thuốc thành phẩm để sử dụng vào các mục đích khác hoặc là do buôn lậu nguyên liệu, hàng xách tay mà có.

Ngành y tế sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ vấn đề này,” Thứ trưởng Long nói.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, nếu chỉ đi kiểm tra, thử nước tiểu để phát hiện chất cấm rồi xử phạt thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, quan trọng là phải tìm ra phương thức, đối tượng tuồn chất cấm hay chất kháng sinh vào thị trường, ví dụ như người dân mua ở đâu, doanh nghiệp nào nhập khẩu…

Bộ trưởng đề nghị Bộ Y tế phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn chất cấm, chất kháng sinh nhập khẩu, tránh để tình trạng doanh nghiệp kê khai nhập về để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người nhưng lại chỉ sử dụng một lượng nhỏ, còn lại tuồn ra ngoài thị trường bán trôi nổi.

Để giải quyết tận gốc vấn đề an toàn thực phẩm, từ nay tới hết tháng 2-2016, Bộ NNPTNT sẽ triển khai đợt cao điểm hành động “Năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp”.

Một số nội dung trọng tâm trong đợt cao điểm này là đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời cũng như xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu (thịt, rau, quả, thủy sản), xử lý, cảnh báo các trường hợp phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm...


Có thể bạn quan tâm

Triển khai cấp mã số cho vùng trồng xoài Cao Lãnh Triển khai cấp mã số cho vùng trồng xoài Cao Lãnh

Đây là hoạt động tiếp theo sau khi trái xoài cát chu Đồng Tháp chính thức có mặt tại hệ thống các siêu thị tại Nhật Bản đầu tháng này.

16/11/2015
Lúng túng trong chuyển đổi mô hình HTX kiểu mới Lúng túng trong chuyển đổi mô hình HTX kiểu mới

- Sau hơn 2 năm Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có hiệu lực, việc chuyển đổi HTX diễn ra rất chậm và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, việc chuyển đổi các HTX nông nghiệp hiện đang lúng túng, luẩn quẩn với tình trạng “bình mới, rượu cũ”.

16/11/2015
Chương trình tín dụng ưu đãi quan tâm đến hộ nghèo ở khu vực II và III Chương trình tín dụng ưu đãi quan tâm đến hộ nghèo ở khu vực II và III

Thời gian qua, các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã được triển khai sâu, rộng và đạt kết quả đáng kể. Hàng ngàn hộ gia đình đã được vay vốn mở rộng chăn nuôi, tăng gia sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

16/11/2015
Phát triển chăn nuôi hàng hóa bền vững Phát triển chăn nuôi hàng hóa bền vững

Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhất trí một số đề xuất của Sở NN&PTNT tại buổi làm việc đánh giá kết quả triển khai các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 được tổ chức mới đây.

16/11/2015
ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp

ĐBSCL đang chờ đợi cơ hội đón làn sóng đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp.

16/11/2015