Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Hội Thảo Mô Hình Trình Diễn Giống Vịt Siêu Thịt Super M2

Sáng ngày 09/5/2014, tại ấp Tân Lập, xã Tân An. Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu (An Giang) tổ chức Hội thảo mô hình trình diễn giống vịt siêu thịt Super M2, có trên 50 bà con nông dân đến từ các xã trên địa bàn thị xã Tân Châu tham dự.
Vịt siêu thịt Super M2 là giống vịt chuyên thịt có nguồn gốc từ nước Anh, có màu lông trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt. Vịt thích nghi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Có thể nuôi nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi trên cạn. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 56 ngày tuổi, hoặc nuôi nhốt kết hợp chăn thả 70 ngày tuổi trọng lượng đạt từ 3 - 3,4kg/con.
Tham quan thực tế tại hộ ông Trương Văn Hiếu, ấp Tân Lập, xã Tân An, tận dụng khoảng 500 m2 đất – ao sẳn có, ông Hiếu thả nuôi 100 con vịt giống siêu thịt Super M2, thực hiện theo mô hình nuôi khép kính kết hợp chăn nuôi cá. Sau 2 tháng nuôi thử nghiệm, vịt phát triển rất tốt, tỉ lệ nuôi sống đạt trên 92%, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 3 kg/con. Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y, ông Hiếu thu lãi trên 1,3 triệu đồng.
Theo đánh giá của bà con nông dân tham dự hội thảo, mô hình dễ thực hiện, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống. Thông qua mô hình nhằm giúp cho người chăn nuôi tiếp cận với tiến bộ khoa học kỷ thuật, áp dụng phương pháp an toàn sinh học, hạn chế rủi ro, rút ngắn thời gian chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh vừa sơ kết thực hiện quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, khoảng cách giữa mục tiêu phát triển và thực tế còn rất... xa!

Đó là sự băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng người trồng nhãn Hưng Yên trước thông tin từ đầu tháng 10 tới, quả vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ. Là quê hương của “nhãn tiến vua” từng nức tiếng bao đời, cơ hội mở ra với người trồng nhãn Hưng Yên song thách thức đặt ra cũng không nhỏ.

Mô hình trồng cam sành của gia đình ông Trần Đắc Thắng, thôn Đầm Hồng 2, xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/năm.

Hỏi về người trồng mít nhiều kinh nghiệm ở xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận), không ai qua được vợ chồng bà Nguyễn Thị Bé ở thôn Tầm Ngân 2. Hàng cây xà cừ tỏa bóng rợp mát con đường nhỏ chạy giữa khung cảnh làng quê thơ mộng. Một bên là kênh thủy lợi dẫn nước từ sông Ông, một bên là đồng lúa chấp chới cánh cò.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), trên cả nước hiện trồng khoảng 33.600 ha cây thanh long thương phẩm. Trong đó, tại tỉnh Bình Thuận có 24.000 ha, Long An có 5.400 ha và tỉnh Tiền Giang trồng 4.200 ha.