Trái vải tươi Việt Nam đã tiếp cận thị trường Úc

Ông Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam, chia sẻ: “Thật tuyệt vời khi người tiêu dùng Úc sẽ có cơ hội nếm thứ quả ngon này ngay trong mùa vải 2015. Tôi chắc chắn người dân Úc sẽ đón nhận sản phẩm chất lượng cao và đầy hương vị này - giống như người Việt đang được nếm các loại hoa quả tươi của Úc như nho, cam và cherry”.
Được biết ở Úc cũng có trồng vải nhưng thời điểm vải Úc vào mùa vụ trái thời gian với mùa vải Việt Nam. Lô hàng vải tươi Việt Nam đầu tiên xuất sang Úc là 3 container vận chuyển hàng không có tổng trọng lượng 3 tấn.
Ngài Đại sứ cho biết thêm: “Việc hoàn tất các điều kiện và thủ tục nhập khẩu trái vải tươi vào Úc là tập hợp của rất nhiều nỗ lực đáng ghi nhận của Cục BVTV Việt Nam, ngành trồng vải của Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Australlia”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.

Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.