Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng

Gần 10 năm trước, Nguyễn Mạnh Thắng (sinh năm 1971) ở Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội vẫn là một anh nông dân nghèo khó, không nghề nghiệp ổn định. Rồi bỗng nhiên anh nghĩ ra một hướng đi mới, rất độc đáo đó là mở trang trại lai tạo và nhân giống ngựa bạch. Bằng nghị lực vượt khó, vợ chồng anh đã khai hoang bãi bồi ven sông Hồng để làm trại ngựa. Giờ đây trang trại đã có hơn 100 chú ngựa bạch và rất nhiều ngựa giống đã được bán ra.
Vào năm 2006 người chị của Thắng gợi ý anh nuôi ngựa bạch. Anh kể: “Tôi và chị mình sau nhiều ngày bàn bạc, đi tìm hiểu các trại ngựa khắp nơi. Khi đó tổng số ngựa bạch trên cả nước chỉ còn khoảng 400 - 500 cá thể. Ngựa được thịt ra nấu cao ngày một nhiều, còn người đi nhân giống lai tạo ngựa bạch khi đó hầu như không có”. Sau đó, Thắng đã quyết định bán hết gà, vịt cộng với tiền của chị mình để lập trang trại ngựa bạch.
Theo anh Thắng, ngựa bạch Cao Bằng nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 150 - 180kg, nuôi ngựa bạch nói chung và ngựa Cao Bằng nói riêng vừa dễ mà cũng vừa khó. Dễ ở chỗ ngựa bạch ăn được tất cả các loại cỏ, bệnh tật rất ít, thường chỉ các bệnh thông thường như đầy hơi, chướng bụng, dễ chữa khỏi. Nhưng khó là chúng kém thích nghi với thời tiết mùa hè.
Được sự tư vấn của khoa thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Thắng đã mạnh dạn nuôi thêm một số cá thể ngựa nữa sau nhiều phen thất bại. Sau khoảng 2 năm, trại ngựa đã có số lượng kha khá và hiện nay diện tích trang trại của Thắng đã lên tới 6,7ha, với nhiều bãi cỏ cho ngựa ăn, việc nhân giống và phát triển đàn ngựa cũng suôn sẻ.
Theo anh Thắng, ngựa bạch cũng có 2 loại được phân biệt theo màu lông. Đó là loại ngựa bạch trắng muốt như tuyết và ngựa bạch thau với lông ngả màu đồng. Những chú ngựa bạch dù là trắng muốt hay đồng thau, sau khi tắm rửa sạch sẽ đều rất đẹp. Từ hình dạng và bộ lông đẹp đẽ ấy, anh Thắng đã nghĩ ra ý định thuần hóa vài cặp để cho mọi người cưỡi chơi.
Hàng ngày anh Thắng tận tay chăm sóc chú ngựa bạch đã thuần hóa từ cho ăn, đeo yên, đeo dây cương rồi cưỡi nó đi vài vòng quanh trang trại cho quen với hơi người, quen đường đi lối lại. Việc nuôi ngựa bạch để nhân lai tạo giống bán là cuộc mưu sinh làm giàu, nhưng thuần hóa ngựa, theo anh Thắng thực sự là đam mê và mong muốn để có một vài chú ngựa bạch phục vụ cho các bạn trẻ vui chơi đích thực.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo

Đề tài Tuyển chọn các giống lúa chịu mặn thích nghi với vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.