Trái mít ế ẩm, nhà vườn phá bỏ trồng cây ăn quả khác

Theo thương lái, giá mít giảm hơn 50% so cùng kỳ năm ngoái, do đầu ra gặp khó khăn. Do giá thấp, nên hiện nay nhiều nhà vườn sử dụng trái mít làm thức ăn cho cá, cho gà ăn...
Tại huyện Cái Bè, Cai Lậy có nhiều nhà vườn đốn bỏ vườn mít để trồng các loại cây ăn trái khác đang có giá cao như: sầu riêng, bưởi da xanh, chanh bông tím...
Trước đây, do dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn và giá ở mức cao nên nhà vườn tỉnh Tiền Giang ồ ạt trồng hàng nghìn ha mít. Trong đó, diện tích cây mít nhiều nhất là huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành. Hiện nay, chính quyền và ngành chức năng địa phương vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn tình trạng thương lái mạnh tay ép giá trái mít và việc đốn bỏ mít trồng cây khác theo phong trào.
Có thể bạn quan tâm

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

Trước đó, Bộ NN-PTNT cũng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các loại bắp BĐG NK603 và MON 89034 của Công ty Dekalb VN; GA21 và MIR162 của Công ty Syngenta VN. Như vậy các quy trình cấp phép đã gần như hoàn tất và những giống bắp biến đổi gien có thể đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2015.