Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ

Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ
Ngày đăng: 11/05/2012

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

Năm 2002, chị Trần Thị Dương kết duyên với anh Nguyễn Văn Long ở làng bên. Ra ở riêng, với 2 sào ruộng khoán, tằn tiện thì vợ chồng chị cũng đủ sống. Nhưng khi mấy đứa con lần lượt ra đời, gia đình chị lâm vào cảnh túng quẫn. Đang chưa biết làm gì, tình cờ chị đọc một tờ báo về nuôi gà trang trại. Thế là vợ chồng chị vay ngân hàng 20 triệu đồng để xây chuồng trại và mua 500 con gà giống về nuôi. Được chăm sóc cẩn thận, đàn gà lớn nhanh như thổi.

Niềm vui chẳng được lâu, đàn gà bị bệnh chết dần. Mất gà, mất vốn, đang chán nản thì chị nhận được tin Trung tâm Giáo dục Miền Tây mở lớp đào tạo sơ cấp về thú y, chị đăng ký học. Sau 3 tháng, cầm tấm bằng thú y trên tay, chị quyết định tiếp tục nuôi gà. Lần này, do nuôi đúng kỹ thuật, phòng bệnh tốt nên đàn gà của chị an toàn trước các đợt dịch bệnh.

Hiện, trang trại của chị Dương có 400 con gà đẻ, 500 con gà thịt và 400 con vịt đẻ. Riêng tiền bán trứng, mỗi tháng vợ chồng chị cũng thu hơn 30 triệu đồng. Còn gà thịt và gà giống, mỗi năm trang trại xuất 2 lứa, thu trên 100 triệu đồng.

Đầu năm 2010, theo địa chỉ trên Internet, chị mua một đôi chim trĩ giống về nuôi. Sau thời gian ngắn, chim trĩ bắt đầu đẻ trứng. Số trứng này chị cho gà ấp thử và tỷ lệ trứng nở đạt 100%. Đến nay, đàn trĩ đỏ bố mẹ ở trang trại lên đến 30 con.

Chị Dương cho biết, nuôi khoảng 8 tháng, trĩ mẹ bắt đầu đẻ, bình quân mỗi con đẻ 70 - 80 quả trứng/năm. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình chị lãi gần 40 triệu đồng từ bán trứng và chim giống. Theo chị Dương, nuôi chim trĩ gần giống nuôi gà. Trĩ tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên nhưng đẻ trứng nhiều gấp 3 lần so với gà ta. Thức ăn chính của trĩ đỏ là thóc, khi chim đẻ bổ sung cám đậm đặc của gà để vỏ trứng dày, hạn chế giập vỡ.

Chị Dương cho biết: Giá trị kinh tế của trĩ đỏ cao nhất trong các loại gia cầm. Hiện nay, trứng trĩ đỏ bán với giá 100.000 đồng/quả, chim non mới nở 150.000 đồng/con. Riêng trĩ đỏ trưởng thành giá 2,5 triệu đồng/cặp. Tới đây, gia đình tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi và nuôi thêm trĩ đỏ.

Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thủy Sản Cà Mau Phấu Đấu Đạt 1 Tỷ 140 Triệu USD Xuất Khẩu Thủy Sản Cà Mau Phấu Đấu Đạt 1 Tỷ 140 Triệu USD

Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NNPTNT Cà Mau, cho biết, sau kỳ nghỉ Tết, ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn… nông dân phấn khởi thu hoạch tôm nuôi được mùa, trúng giá và bắt tay cải tạo ao đầm chuẩn bị cho mùa vụ sản xuất mới.

10/02/2014
Gian Nan Cá Tra Xuất Ngoại Gian Nan Cá Tra Xuất Ngoại

Gần 20 năm xuất ngoại, cá tra Việt Nam đã “bơi” đến 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, mang về gần 2 tỷ USD mỗi năm. Cá tra đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam. Nhưng đường “bơi” cho “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dường như còn lắm gian nan.

10/02/2014
Xây Dựng Công Trình Lưới Điện Khu Nuôi Trồng Hải Sản Xây Dựng Công Trình Lưới Điện Khu Nuôi Trồng Hải Sản

Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) có 35km bờ biển chạy dọc theo 5 xã trong đó có khoảng 5.000ha bãi triều và 3.000ha rừng ngập mặn, rất phù hợp với phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản.

10/02/2014
Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau Bạc Triệu Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau Bạc Triệu

Từ tết đến nay, nhiều ngư dân đánh lưới cá bông lau trên sông Hậu, đoạn cồn Bà Hòa và vàm Chắc Cà Đao (An Giang) bắt được nhiều cá bông lau to bán được bạc triệu.

10/02/2014
Tôm Thẻ Chân Trắng “Lên Ngôi”, Ngành Chuyên Môn Nói Gì? Tôm Thẻ Chân Trắng “Lên Ngôi”, Ngành Chuyên Môn Nói Gì?

Vụ nuôi tôm năm 2013, đa số người nuôi tôm sú ở tỉnh Trà Vinh đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và đạt hiệu quả khá cao.

10/02/2014