Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái Cây Xuất Khẩu Tăng, Khó Khăn Cũng Tăng!

Trái Cây Xuất Khẩu Tăng, Khó Khăn Cũng Tăng!
Ngày đăng: 02/06/2014

Xuất khẩu trái cây tăng cao hơn trước, nhưng nông dân và doanh nghiệp vẫn nên cẩn trọng trong đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này.

Đây là nhận định chung được một số nhà chuyên môn chia sẻ tại diễn đàn “Liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, tổ chức hôm qua (31-5) tại Bến Tre.

Báo cáo tham luận tại diễn đàn, ông Huỳnh Quang Đấu, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), cho biết tính đến cuối tháng 5-2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt khoảng 472 triệu đô la Mỹ, tăng gần 100 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.

TS Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật 2 (Cục Bảo vệ Thực vật), cho biết thị trường tiêu thụ trái cây Việt Nam gần đây liên tục được mở rộng. “Nhiều loại trái cây chủ lực của Việt Nam và ĐBSCL đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, New Zealand…”, ông Đạt nói.

Lấy trái thanh long làm ví dụ, ông Đạt cho biết, nếu như năm 2008 thanh long chỉ được xuất sang một thị trường duy nhất là Mỹ (đối với thị trường khó tính) thì sang năm 2009 thị trường đã mở rộng sang Nhật Bản và đến nay Hàn Quốc, Chile và New Zealand cũng đã chấp nhận nhập thanh long Việt Nam. Nhiều loại trái cây khác cũng vậy; trái xoài hiện đã xuất được vào Hàn Quốc, New Zealand và nhiều khả năng sẽ được Mỹ, Nhật Bản và Úc chấp nhận nhập khẩu trong năm 2014 và 2015; chôm chôm hiện cũng được một số doanh nghiệp của Việt Nam xuất sang Mỹ, New Zealand.

“Sắp tới nhãn, vải, vú sữa… của Việt Nam có nhiều khả năng cũng được cấp phép xuất sang Mỹ, Úc…”, ông Đạt cho biết.

Tuy nhiên, tại diễn đàn này, một số nhà chuyên môn, cho biết sắp tới hoạt động xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực, đặc biệt là thanh long sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật 2 cho thấy hiện thanh long đã được trồng ở tiểu bang Hawaii của Mỹ với diện tích khoảng 500 héc ta; tại Nhật Bản, thanh long cũng được trồng ở Okinawa. Ngoài ra, thanh long trồng ở Đài Loan cũng đã được phép xuất khẩu vào Nhật Bản và Thái Lan hiện cũng đã nộp đơn cho Mỹ yêu cầu cho thanh long chiếu xạ của họ được xuất vào thị trường này.

Để minh họa cho sự khó khăn này, ông Đạt của Trung tâm kiểm dịch thực vật 2 cho biết dù đã vào được thị trường Mỹ hơn 5 năm nhưng trái thanh long Việt Nam vẫn chưa phổ biến đối với người bản xứ, chỉ được bán chủ yếu ở các siêu thị châu, lượng nhập khẩu vào Mỹ trong 3 năm gần đây rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 1.200 tấn/năm.

“Theo thông tin từ phía Mỹ mà tôi được biết, thanh long từ Mexico sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ trong thời gian tới. Và do có sự khác nhau về điều kiện dịch hại nên thanh long từ Mexico vào Mỹ có liều lượng chiếu xạ ít hơn so với Việt Nam và điều kiện vận chuyển từ Mexico vào Mỹ cũng thuận tiện hơn nên sẽ cạnh tranh trực tiếp với thanh long chúng ta”, ông Đạt cho biết.

Ngoài ra, theo một số nhà chuyên môn tham dự diễn đàn này, sản xuất manh mún, tự phát, chất lượng trái còn thấp, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, đóng gói… chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ xuất khẩu cũng là những nguyên nhân khiến khả năng tăng xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực của Việt Nam thời gian tới chưa được như mong muốn. Vì vậy, việc cải thiện các vấn đề trên vẫn là một trong những mục tiêu mà người trồng trọt phải chú trọng trong thời gian tới để trái cây Việt Nam có thể cạnh tranh được.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích cây ăn trái của ĐBSCL hiện đạt khoảng 295.000 héc ta, chiếm 36,5% diện tích cây ăn trái cả nước với sản lượng khoảng 3,8 triệu tấn, chiếm khoảng 48,7% sản lượng cả nước.

Tuy nhiên, hiện có đến 82-83% sản lượng trái cây của nhà vườn sản xuất ra được bán thông qua thương lái, 10% sản lượng được tiêu thụ thông qua hệ thống siêu thị và chỉ khoảng 7-8% được doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu mua.


Có thể bạn quan tâm

Cua ghẹ Việt được người Nhật ưa chuộng Cua ghẹ Việt được người Nhật ưa chuộng

Nhật là thị trường nhập khẩu cua ghẹ lớn thứ ba của Việt Nam, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

17/08/2015
7 tháng, sản lượng cá nuôi trồng, khai thác đạt trên 376 tấn 7 tháng, sản lượng cá nuôi trồng, khai thác đạt trên 376 tấn

Thực hiện chủ trương, định hướng của cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình về tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ và nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện, TP Hoà Bình duy trì ổn định trên 150 ha diện tích nuôi cá ao, hồ và phát triển khoảng 300 lồng có nuôi cá trên sông Đà.

18/08/2015
Nhiều vùng nuôi thủy sản bị dịch bệnh lúng túng xử lý, ngăn chặn Nhiều vùng nuôi thủy sản bị dịch bệnh lúng túng xử lý, ngăn chặn

Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các biện pháp xử lý.

18/08/2015
Tôm sú đầm nhà Mạc Tôm sú đầm nhà Mạc

Là một trong 5 sản phẩm được UBND TX Quảng Yên (Quảng Ninh) chọn tham gia Đề án: “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh, đến nay, sản phẩm tôm sú Quảng Yên đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị, cửa hàng đại lý giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh...

18/08/2015
Giải pháp nâng cao hiệu quả tôm nuôi công nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả tôm nuôi công nghiệp

Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.

18/08/2015