Trái cây hè vào vụ trễ

Trái cây vào vụ trễ khiến nông dân rất lo lắng vì mất cơ hội bán trái cây đầu mùa giá cao. Ngoài nỗi lo mất giá, nông dân còn lo vụ trái cây kéo dài đến giai đoạn mưa nhiều, nguy cơ sâu bệnh cũng tăng.
* Trễ vụ, giảm năng suất
Thời điểm này mọi năm, các nhà vườn, như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... đã bắt đầu rộn ràng vào vụ thu hoạch. Nhưng năm nay không ít vườn chôm chôm, sầu riêng chỉ mới bắt đầu nở hoa hay mới vừa kết trái. Bà Nguyễn Thị Nụ, nông dân có vườn chôm chôm tại thị trấn Long Thành (huyện Long Thành), lo lắng cho biết: “Mọi năm, giờ này tôi đã thu được cả tạ chôm chôm chín đầu mùa nhưng giờ rất nhiều cây chỉ bắt đầu ra hoa”. Đợt ra hoa đầu vào khoảng giữa tháng 4, đang nắng nóng gay gắt, chôm chôm lại đụng mưa bất ngờ nên tỷ lệ đậu trái ít, trái non cũng bị khô, bị rụng rất nhiều.
Theo bà Nụ, vụ thu hoạch năm nay năng suất chôm chôm trong vườn giảm từ 30-40%. Những năm trước, chôm chôm thường chín đồng loạt nên chờ chín rộ bà gọi thương lái vào mua thành từng đợt. Nhưng năm nay cây thì trái bắt đầu chín, cây thì trái đã lớn, có cây lại vừa bói quả hay bắt đầu ra bông, vừa tốn công thu hoạch, vừa khó bán.
Cùng chung nói lo trên, ông Phạm Trí Việt, nông dân tại xã Túc Trưng (huyện Định Quán), chia sẻ: “Thường vào tháng 5 là vườn sầu riêng của tôi đã bắt đầu cắt trái bán, nhưng năm phải trễ hơn cả tháng loại trái cây này mới cho thu hoạch. Khu vực này là đất đồi, thiếu nước nên mùa khô năm nay, cây trồng bị ảnh hưởng lớn vì nắng hạn kéo dài. Đang khô hạn gặp mưa, sầu riêng đua nhau trổ đọt, mọc lá non khiến trái non rụng hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất”.
* Lo mất giá
Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân trồng chôm chôm tại xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), cho biết: “Chôm chôm đầu mùa thương lái thường săn đón đặt hàng với giá cao. Nhưng năm nay, thời tiết quá thất thường khiến vườn chôm chôm lỡ mất cơ hội bán được giá cao. Do khô hạn, chi phí tưới nước, phân thuốc cho cây trồng cũng đội hơn nên vấn đề giá bán đang là nỗi lo không nhỏ của nông dân”.
Nhờ lợi thế về đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên nhiều nhà vườn trồng chôm chôm, sầu riêng tại TX.Long Khánh tuy vào vụ trễ nhưng ít bị ảnh hưởng về năng suất, chất lượng hơn so với nhà vườn các vùng khác. Ông Phùng Thanh Tâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc, cho hay: “Vụ năm nay tuy cho thu hoạch trễ nhưng đa số các nhà vườn vẫn đạt về năng suất, chỉ riêng một số vườn chôm chôm nhãn ra bông quá trễ, gặp mưa là bị ảnh hưởng.
Nỗi lo lớn nhất của nông dân vẫn là vấn đề giá bán, vì trái cây trễ vụ nên khó dò về thị trường hơn so với mọi năm. Mặt khác, vụ trái cây kéo dài vào mùa mưa, độ ẩm cao, nguy cơ nấm bệnh lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái cây”.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Cứ mỗi độ tháng 7 âm lịch, người dân các xã Đức Phong, Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) và Bình Hải, Bình Phú, Bình Hòa (Bình Sơn) lại bước vào vụ trồng nén. Năm nay do mưa lũ lớn nên giá củ nén tăng cao, giúp nông dân có thêm thu nhập.

Từ lâu, rau má trở thành cây trồng giúp người dân Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo. Giờ đây, khi dự án “Sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap” được triển khai với hướng xây dựng “trà rau má” tiếp tục mở ra hướng đi mới cho kinh tế của địa phương này.

Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn…

Ngày 16/12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và đại diện 13 sở NNPTNT các tỉnh ĐBSCL đã ký biên bản ghi nhớ về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo trên cánh đồng mẫu lớn.