Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái cây hè vào vụ trễ

Trái cây hè vào vụ trễ
Ngày đăng: 15/05/2015

Trái cây vào vụ trễ khiến nông dân rất lo lắng vì mất cơ hội bán trái cây đầu mùa giá cao. Ngoài nỗi lo mất giá, nông dân còn lo vụ trái cây kéo dài đến giai đoạn mưa nhiều, nguy cơ sâu bệnh cũng tăng. 

* Trễ vụ, giảm năng suất

Thời điểm này mọi năm, các nhà vườn, như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... đã bắt đầu rộn ràng vào vụ thu hoạch. Nhưng năm nay không ít vườn chôm chôm, sầu riêng chỉ mới bắt đầu  nở hoa hay mới vừa kết trái. Bà Nguyễn Thị Nụ, nông dân có vườn chôm chôm tại thị trấn Long Thành (huyện Long Thành), lo lắng cho biết: “Mọi năm, giờ này tôi đã thu được cả tạ chôm chôm chín đầu mùa nhưng giờ rất nhiều cây chỉ bắt đầu ra hoa”. Đợt ra hoa đầu vào khoảng giữa tháng 4, đang nắng nóng gay gắt, chôm chôm lại đụng mưa bất ngờ nên tỷ lệ đậu trái ít, trái non cũng bị khô, bị rụng rất nhiều.

Theo bà Nụ, vụ thu hoạch năm nay năng suất chôm chôm trong vườn giảm từ 30-40%. Những năm trước, chôm chôm thường chín đồng loạt nên chờ chín rộ bà gọi thương lái vào mua thành từng đợt. Nhưng năm nay cây thì trái bắt đầu chín, cây thì trái đã lớn, có cây lại vừa bói quả hay bắt đầu ra bông, vừa tốn công thu hoạch, vừa khó bán.  

Cùng chung nói lo trên, ông Phạm Trí Việt, nông dân tại xã Túc Trưng (huyện Định Quán), chia sẻ: “Thường vào tháng 5 là vườn sầu riêng của tôi đã bắt đầu cắt trái bán, nhưng năm phải trễ hơn cả tháng loại trái cây này mới cho thu hoạch. Khu vực này là đất đồi, thiếu nước nên mùa khô năm nay, cây trồng bị ảnh hưởng lớn vì nắng hạn kéo dài. Đang khô hạn gặp mưa, sầu riêng đua nhau trổ đọt, mọc lá non khiến trái non rụng hàng loạt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất”. 

* Lo mất giá

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân trồng chôm chôm tại xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), cho biết: “Chôm chôm đầu mùa thương lái thường săn đón đặt hàng với giá cao. Nhưng năm nay, thời tiết quá thất thường khiến vườn chôm chôm lỡ mất cơ hội bán được giá cao. Do khô hạn, chi phí tưới nước, phân thuốc cho cây trồng cũng đội hơn nên vấn đề giá bán đang là nỗi lo không nhỏ của nông dân”.

Nhờ lợi thế về đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên nhiều nhà vườn trồng chôm chôm, sầu riêng tại TX.Long Khánh tuy vào vụ trễ nhưng ít bị ảnh hưởng về năng suất, chất lượng hơn so với nhà vườn các vùng khác. Ông Phùng Thanh Tâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc, cho hay: “Vụ năm nay tuy cho thu hoạch trễ nhưng đa số các nhà vườn vẫn đạt về năng suất, chỉ riêng một số vườn chôm chôm nhãn ra bông quá trễ, gặp mưa là bị ảnh hưởng.

Nỗi lo lớn nhất của nông dân vẫn là vấn đề giá bán, vì trái cây trễ vụ nên khó dò về thị trường hơn so với mọi năm. Mặt khác, vụ trái cây kéo dài vào mùa mưa, độ ẩm cao, nguy cơ nấm bệnh lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái cây”.  


Có thể bạn quan tâm

Thiệt Hại Hơn 500 Tỷ Đồng Do Giá Heo Hơi Giảm Mạnh Thiệt Hại Hơn 500 Tỷ Đồng Do Giá Heo Hơi Giảm Mạnh

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

20/04/2012
Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

14/07/2012
Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

14/07/2012
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

21/04/2012
Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng

15/07/2012