Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái cây hè rộ mùa rớt giá

Trái cây hè rộ mùa rớt giá
Ngày đăng: 18/06/2015

Nhiều loại trái cây rớt giá

Các hộ trồng thanh long tại xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc) cho biết, vài tuần trở lại đây, giá bán thanh long rớt thê thảm. Hiện các thương lái thu mua tại vườn với thanh long ruột trắng chỉ từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ 15.000 đồng/kg (loại I), giảm 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng 5-2015.

Ông Nguyễn Thanh Đồng, ở ấp Trang Định cho biết, gia đình ông có 1ha đất trồng thanh long, trong đó một nửa diện tích trồng thanh long ruột đỏ. Do vụ này thiếu nước tưới nên năng suất giảm, chỉ đạt khoảng 16 tấn/ha, giảm 1 tấn so với vụ trước. “Không những năng suất giảm mà giá bán cũng rớt mạnh trong nửa tháng trở lại đây. Nguyên nhân là hiện đang bắt đầu vào vụ thu hoạch chính vụ của nhiều loại trái cây hè như chôm chôm, nhãn, măng cụt, xoài… nên nguồn cung đã vượt cầu” - ông Đồng cho biết thêm.

So với mọi năm, sản lượng trái cây hè năm nay trên địa bàn tỉnh giảm do nắng nóng bất thường ở giai đoạn cây ra hoa, kết trái. Theo ước tính của các nhà vườn, mỗi ha chôm chôm cho khoảng 3 - 3,5 tấn, sầu riêng và măng cụt cho khoảng 1,5 - 1,8 tấn. Trong khi đó, giá bán các loại trái cây hè cũng giảm từ 10 - 20% so với tháng trước.

Hiện tại, chôm chôm Thái và chôm chôm nhãn được thương lái thu mua tại vườn dao động ở mức 15.000 - 18.000 đồng/kg, chôm chôm thường giá 5.000 - 7.000 đồng/kg, măng cụt giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, sầu riêng giá từ 15.000 - 30.000 đồng/kg (tùy loại), dưa hấu 6.000 - 7.000 đồng/kg. Mặt khác, đây cũng là thời điểm các tỉnh miền Bắc và miền Trung đang rộ mùa thu hoạch trái cây hè như vải thiều, mận, xoài, mít… Lượng trái cây này ngoài tiêu thụ ở thị trường miền Bắc, hiện cũng đang tràn ngập tại thị trường BR-VT khiến cho nguồn cung vượt cầu, giá giảm. Khảo sát tại các chợ trên địa bàn TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa cho thấy, vải thiều hiện có giá bán 30.000 - 35.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán loại trái cây này trên các xe dạo chỉ ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Bà con nông dân đang rất cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về chọn giống, kỹ thuật canh tác, nhận định về thị trường. Trong ảnh: Thu hoạch chôm chôm tại xã Xà Bang (huyện Châu Đức).

Chưa có định hướng

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, toàn tỉnh hiện có khoảng 9.000ha cây ăn quả và khoảng 8.000ha đang cho thu hoạch với tổng sản lượng khoảng 70.000 tấn/năm. Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn, một số loại trái cây như thanh long, mãng cầu, sầu riêng… của BR-VT được nhiều người biết đến trên thị trường. Tuy nhiên, do thiếu vùng chuyên canh nên sản lượng thấp, khả năng tiếp thị chưa cao và người nông dân hiện đang chịu thiệt vì giá đầu vào, nhân công tăng, còn giá sản phẩm thì trồi sụt tùy theo thời tiết và mùa vụ.

So với trái cây của các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, trái cây của BR-VT thua kém về mặt hình thức, sản lượng nên sức cạnh tranh kém hơn. Trước thực trạng này, ý kiến chung của người trồng cây ăn trái đều cho rằng, bà con nông dân đang rất cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về chọn giống, kỹ thuật canh tác, nhận định về thị trường. Nếu không có định hướng từ cơ quan chức năng thì tình trạng “trồng rồi chặt” sẽ xảy ra khi cung vượt cầu hoặc năng suất thấp.

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT, để xây dựng thương hiệu cho cây ăn trái, ngành nông nghiệp đang từng bước hình thành các vùng chuyên canh áp dụng quy trình Viet GAP. Theo đó, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch trồng tập trung 4.500ha cây ăn quả chủ lực của tỉnh như sầu riêng, thanh long, chôm chôm, mãng cầu, nhãn... Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đang quy hoạch sản xuất cây ăn trái rải vụ gắn với sản xuất tập trung, thị trường tiêu thụ và kết nối với tiêu thụ sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã

Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

07/05/2012
Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

11/05/2012
Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

12/04/2012
Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

13/07/2012