Trái cây đổ về TP.Hồ Chí Minh khiến giá giảm mạnh

Theo đó, tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, trái cây bán sỉ đã giảm giá mạnh so với một tháng trước.
Cụ thể, cam sành từ 15.000 đồng/kg nay giảm xuống 12.000 đồng/kg.
Bưởi năm roi của miền Tây từ 22.000 đồng/kg xuống 20.000 đồng/kg, quýt tiều từ 25.000 đồng/kg xuống còn 20.000 đồng/kg.
Thanh long Bình Thuận từ 20.000 đồng/kg giảm còn 5000 đồng/kg, mãng cầu tròn từ 33.000 đồng/kg giảm còn 30.000 đồng/kg.
Dưa hấu dài cũng giảm từ 10.000 đồng/kg còn 6.500 đồng/kg.
Chanh dây giảm 7.000 đồng/kg, còn 10.000 đồng/kg…
Trong khi đó, tại chợ đầu mối nông sản Bình Điền, giá một số loại trái cây như quýt đường, cam sành, bưởi năm roi… cũng giảm mạnh.
Trên thị trường, ổi cũng là mặt hàng nông sản giảm giá mạnh.
Tại chợ Cây Xoài (quận 2),giá ổi bán lẻ chỉ từ 7.000 - 10.000 đồng/kg.
Tại các chợ như Thị Nghè, Bà Chiểu, Văn Thánh (quận Bình Thạnh), Thái Bình (quận 1), nhiều loại trái cây cũng giảm giá mạnh so với tháng trước.
Cụ thể, tại chợ Văn Thánh (quận Bình Thạnh), thanh long ruột đỏ dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, hồi cuối tháng 10, giá trái này luôn trên 30.000 đồng/kg.
Trên một số vỉa hè, thanh long ruột trắng chỉ còn 5.000 - 7.000 đồng/kg.
Theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, sở dĩ trái cây như bưởi, cam sành, quýt… rớt giá mạnh do hiện nay loại trái cây này đang vào mùa thu hoạch, lượng hàng đổ về TP.Hồ Chí Minh ngày càng nhiều.
Mặt khác, thời gian gần đây các loại trái cây như táo, lê, nho… của Trung Quốc xuất bán sang Việt Nam ngày càng nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo cấy hơn 3.200ha lúa, trong đó 30% diện tích trà mùa sớm, 70% diện tích trà mùa trung. Đối với chân đất lúa cao hạn trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây rau màu có giá trị kinh tế. Các giống lúa được sử dụng trong vụ này gồm: Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, Thiên Nguyên ưu 16, TH3-5, Bồi tạp Sơn Thanh, Khang dân 18, VS1, RVT, TBR45…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu, nông lâm thuỷ sản tháng 9 ước đạt 2,76 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 9 tháng đầu năm 2014 lên 22,66 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Cụ thể Philippines đang có nhu cầu nhập 500.000 tấn, giao hàng từ tháng 10 - 12 và có khả năng sẽ nhập thêm. Sau khi mở thầu không thành công vào ngày 27.8 do giá chào cao hơn mức giá trần quy định, Philippines sẽ phải điều chỉnh tăng mức ngân sách theo giá thị trường để mở thầu lại. Indonesia cũng có nhu cầu nhập khẩu 400.000 - 500.000 tấn gạo từ nay đến cuối năm.

“Tại các chợ trung tâm, nơi nhu cầu rau sạch rất lớn thì tiền mặt bằng đủ để kinh doanh lên đến vài chục triệu đồng. Trong khi đó, bán rau VietGAP ít lời, lại chịu các ràng buộc về giá, thương hiệu, chất lượng với đơn vị cung cấp nên tiểu thương vẫn trung thành với rau trôi nổi ngoài thị trường thay vì kinh doanh rau VietGAP” - bà Ngọc than.

Thị trường Mỹ vừa mở cửa cho nhập khẩu nhãn và vải của Việt Nam. Trước đó quả thanh long đã xuất vào thị trường này.