Trà Vinh xây dựng cánh đồng mẫu trên cây mía

Trước khi bước vào vụ, 41 thành viên tham gia “Mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu” đã được Công ty mía đường tỉnh và doanh nghiệp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cây mía và thông tin thị trường liên quan đến sản phẩm mía nguyên liệu. Các hộ nông dân tham gia được hỗ trợ 30% chi phí mua giống mía có chất lượng cao từ các giống xác nhận để trồng vụ đầu tiên; hỗ trợ tối đa 30% kinh phí cải tạo đồng ruộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất mía cho nông dân có hợp đồng trực tiếp để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với đầu ra của mía nguyên liệu cho nông dân. Ngoài ra, nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu còn được hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% trong năm thứ 2 chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy chung cho các thành viên và được hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất theo hợp đồng.
Theo một số hộ nông dân tham gia cánh đồng mẫu ở địa phương cho biết thì hiện Công ty mía đường đã hỗ trợ cho tổ sản xuất 30% chi phí mua giống bằng 1.200 đồng/kg giống, 30% chi phí làm đất, 500.000 đồng/ha chi phí vận chuyển giống, vật tư nông nghiệp, phân hữu cơ, phân vi sinh, vôi nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật… Bên cạnh đó, nông dân tham gia mô hình có nhu cầu về vốn cho công lao động chăm sóc và phân hóa học bón cho cây mía thì Công ty mía đường sẽ trực tiếp đầu tư vốn, phân bón cho nông dân với hình thức tính lãi suất theo ngân hàng, sau mùa vụ mới thu hồi. Đến nay, Công ty mía đường đã giải ngân trên 800 triệu đồng cho nông dân tham gia cánh đồng mẫu ở địa phương. Hiện nay, cánh đồng mẫu sản xuất mía nguyên liệu ở địa phương đã xuống giống được hơn 6 tháng, nông dân đang trong giai đoạn chăm sóc, bón phân theo quy trình của từng giai đoạn.
Hiện tại, cánh đồng mẫu sản xuất mía nguyên liệu đang phát triển tốt hơn so với vùng sản xuất theo hình thức cá thể. Đặc biệt, ngoài việc nông dân bán mía nguyên liệu cho Công ty mía đường Trà Vinh theo giá thị trường ở thời điểm thu hoạch, Công ty còn bao tiêu đầu ra cho nông dân với giá thấp nhất là 820 đồng/kg nếu thị trường có giá thấp hơn. Theo các hộ nông dân tham gia cánh đồng mẫu tính toán thì với giá 820 đồng/kg, sản lượng thu hoạch được 120 tấn/ha, chất lượng mía đạt 10 chữ đường thì nông dân trồng mía thu lợi nhuận hơn 3 triệu đồng/công sau khi đã trừ chi phí.
Ông Kim Mạc Ly - Tổ trưởng Tổ cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu xã Kim Sơn, huyện Trà Cú cho biết thêm: “Lúc đầu tôi vận động nhiều hộ nông dân trồng mía không chịu vào tổ, nay thấy được lợi ích của việc hợp tác sản xuất như đầu vào và đầu ra ổn định, nhiều hộ nông dân có nguyện vọng muốn được vào tổ sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu sản xuất mía nguyên liệu”.
Quyết định 01/2015/QĐ-UBND là chìa khóa chung cho nhà nông và nhà doanh nghiệp, đảm bảo cung ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ thành viên tham gia cánh đồng mẫu. Nhìn chung, khi tham gia cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu, bà con nông dân sẽ không còn lo lắng về vốn đầu tư cho sản xuất, không còn thấy điệp khúc “được múa mất giá”, “ được giá mất mùa” như trước nữa.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 27.6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo công bố phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm hùm do vi khuẩn riskettsia - like gây ra tại 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Đến ngày 14.6, tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà – nơi nuôi tôm hùm nhiều nhất nước, giá tôm hùm thương phẩm loại 1 chỉ còn 800.000 đồng/kg, so với trước đây khoảng 2,8 triệu đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ nhiều năm nay.

Với sự siêng năng, cần cù, chịu khó, mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng (VACR) của ông Trần Văn Khải ngụ ấp Ông Gồng, xã Tân Đông (Tiền Giang) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm

Tùy theo trọng lượng mà lươn có giá bán từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí thì gia đình tôi có lãi từ 3 - 4 triệu đồng. Nuôi lươn như một cách làm xoay vòng, để qua mùa nước nổi thì gia đình tôi đã có một số tiền kha khá để sống đến vụ lúa Đông xuân rồi”.

Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.