Trà Vinh xây dựng cánh đồng mẫu trên cây mía

Trước khi bước vào vụ, 41 thành viên tham gia “Mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu” đã được Công ty mía đường tỉnh và doanh nghiệp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cây mía và thông tin thị trường liên quan đến sản phẩm mía nguyên liệu. Các hộ nông dân tham gia được hỗ trợ 30% chi phí mua giống mía có chất lượng cao từ các giống xác nhận để trồng vụ đầu tiên; hỗ trợ tối đa 30% kinh phí cải tạo đồng ruộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất mía cho nông dân có hợp đồng trực tiếp để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với đầu ra của mía nguyên liệu cho nông dân. Ngoài ra, nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu còn được hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% trong năm thứ 2 chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy chung cho các thành viên và được hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất theo hợp đồng.
Theo một số hộ nông dân tham gia cánh đồng mẫu ở địa phương cho biết thì hiện Công ty mía đường đã hỗ trợ cho tổ sản xuất 30% chi phí mua giống bằng 1.200 đồng/kg giống, 30% chi phí làm đất, 500.000 đồng/ha chi phí vận chuyển giống, vật tư nông nghiệp, phân hữu cơ, phân vi sinh, vôi nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật… Bên cạnh đó, nông dân tham gia mô hình có nhu cầu về vốn cho công lao động chăm sóc và phân hóa học bón cho cây mía thì Công ty mía đường sẽ trực tiếp đầu tư vốn, phân bón cho nông dân với hình thức tính lãi suất theo ngân hàng, sau mùa vụ mới thu hồi. Đến nay, Công ty mía đường đã giải ngân trên 800 triệu đồng cho nông dân tham gia cánh đồng mẫu ở địa phương. Hiện nay, cánh đồng mẫu sản xuất mía nguyên liệu ở địa phương đã xuống giống được hơn 6 tháng, nông dân đang trong giai đoạn chăm sóc, bón phân theo quy trình của từng giai đoạn.
Hiện tại, cánh đồng mẫu sản xuất mía nguyên liệu đang phát triển tốt hơn so với vùng sản xuất theo hình thức cá thể. Đặc biệt, ngoài việc nông dân bán mía nguyên liệu cho Công ty mía đường Trà Vinh theo giá thị trường ở thời điểm thu hoạch, Công ty còn bao tiêu đầu ra cho nông dân với giá thấp nhất là 820 đồng/kg nếu thị trường có giá thấp hơn. Theo các hộ nông dân tham gia cánh đồng mẫu tính toán thì với giá 820 đồng/kg, sản lượng thu hoạch được 120 tấn/ha, chất lượng mía đạt 10 chữ đường thì nông dân trồng mía thu lợi nhuận hơn 3 triệu đồng/công sau khi đã trừ chi phí.
Ông Kim Mạc Ly - Tổ trưởng Tổ cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu xã Kim Sơn, huyện Trà Cú cho biết thêm: “Lúc đầu tôi vận động nhiều hộ nông dân trồng mía không chịu vào tổ, nay thấy được lợi ích của việc hợp tác sản xuất như đầu vào và đầu ra ổn định, nhiều hộ nông dân có nguyện vọng muốn được vào tổ sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu sản xuất mía nguyên liệu”.
Quyết định 01/2015/QĐ-UBND là chìa khóa chung cho nhà nông và nhà doanh nghiệp, đảm bảo cung ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ thành viên tham gia cánh đồng mẫu. Nhìn chung, khi tham gia cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu, bà con nông dân sẽ không còn lo lắng về vốn đầu tư cho sản xuất, không còn thấy điệp khúc “được múa mất giá”, “ được giá mất mùa” như trước nữa.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 tháng nay, trong khu vực kè biển thuộc khu phố 5, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết xuất hiện rất nhiều nghêu. Nhiều hộ dân sống lâu năm ở đây cho biết đây là điều khá đặc biệt, bởi khu vực biển này từ trước đến giờ chưa bao giờ xuất hiện con nghêu và chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây từ khi có kè biển bao bọc.

Những ngày giữa tháng 3, gia đình ông Trần Văn Tuất ở thôn 9, xã Nam Bình đang tưới nước đợt 3 cho 2 ha cà phê. Theo ông Tuất thì năm nay thời tiết có những biểu hiện là sẽ khô hạn hơn năm ngoái nên ông chú trọng vào những biện pháp canh tác nhằm đảm bảo an toàn cho vườn cây.

Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.