Trà Vinh Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Thu Nhập Cao

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long- Trà Vinh cho biết: hiện thanh long ruột đỏ thương lái đến thu mua tại vườn giá 47.000 đ/kg nhưng HTX không đủ nguồn cung cấp.
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm HTX Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ và ông Lê Văn Bé – Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh bên mô hình Thanh long ruột đỏ xuất khẩu Đức Mỹ
Theo ông Thân, hiện HTX ký hợp đồng bán cho một doanh nghiệp xuất khẩu lớn tỉnh Tiền Giang, năm 2013, HTX đã xuất khẩu sang Mỹ 3,7 tấn. Thanh long ruột đỏ được nông dân xã Đức Mỹ, huyện Càng Long trồng năm 2007, cây trồng này thích nghi phát triển tốt và trở thành loại cây trồng cho thu nhập cao nhất từ trước tới nay.
Với năng suất 4-5 tấn/công, giá 20.000- 25.000 đ/kg, thanh long cho thu nhập 100- 120 triệu đồng/công/năm. Hiện HTX có 36 hội viên, với 32ha thanh long ruột đỏ, trong đó có 24ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Cùng với việc liên kết sản xuất, điều tiết rải vụ, xử lý trái mùa nghịch đảm bảo hàng cung ứng quanh năm; HTX cũng làm đầu mối quan hệ buôn bán, tìm thị trường đầu ra trái thanh long.
Đồng thời, Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ được tỉnh chọn là mô hình điểm nhân rộng 10ha trồng Thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP đến năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…