Trà Vinh Hơn 42 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Ngô Giống

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.
Dự án do Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) và Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) ký kết chiều ngày 17.3.
Cụ thể, VBCF sẽ tài trợ SSC triển khai hỗ trợ đồng bào Khmer tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú (Trà Vinh) chuyển đổi từ trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô giống. Nông dân tham gia dự án được hướng dẫn phương pháp canh tác ngô giống và tham gia hợp tác sản xuất hạt giống ngô lai F1 với SSC.
Qua đó, thu nhập của nông dân tăng gần 57,7%, lợi nhuận tăng 2,9 lần, tương ứng hơn 12,8 triệu đồng/ha so với việc trồng lúa trong vụ đông xuân.
Dự án cũng tạo thêm việc làm cho người lao động nhờ các khâu công việc phát sinh thêm như khử lẫn, rút cờ, thu hoạch, các hoạt động sấy, chế biến của nhà máy… Tổng kinh phí toàn dự án hơn 42,38 tỷ đồng, trong đó VBCF tài trợ gần 9,1 tỷ đồng.
Ông Hàn Phi Quang - Tổng Giám đốc SSC cho biết, trước đây, nông dân tại khu vực triển khai dự án chỉ quen trồng lúa, phụ thuộc vào nước mưa nên năng suất thấp, thu nhập bấp bênh. Thông qua dự án, nông dân được cấp hạt giống bố mẹ, ứng trước vốn đầu tư và được hỗ trợ kỹ thuật để phát triển diện tích giống gô lai F1.
“Ngoài Trà Vinh, dự án cũng sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các tỉnh ĐBSCL, tạo ra những vùng chuyên canh ngô giống F1. Từ đó, gia tăng sản lượng hạt ngô giống sản xuất trong nước, thay đổi dần tình trạng phụ thuộc vào hạt giống ngô lai nhập khẩu hiện nay” - ông Quang cho biết them.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tính đến nay, cả nước đã thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó diện tích nuôi tôm sú 590.000 ha, tôm thẻ chân trắng 95.000 ha, sản lượng thu hoạch 660.000 tấn (đạt 120% kế hoạch và tăng 20,4% so năm 2013). Giá trị kim ngạch XK 9 tháng đầu năm ước đạt 6,48 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt 2,93 tỷ USD.

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.