Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trà Vinh Hơn 42 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Ngô Giống

Trà Vinh Hơn 42 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Ngô Giống
Ngày đăng: 18/03/2014

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.

Dự án do Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) và Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) ký kết chiều ngày 17.3.

Cụ thể, VBCF sẽ tài trợ SSC triển khai hỗ trợ đồng bào Khmer tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú (Trà Vinh) chuyển đổi từ trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô giống. Nông dân tham gia dự án được hướng dẫn phương pháp canh tác ngô giống và tham gia hợp tác sản xuất hạt giống ngô lai F1 với SSC.

Qua đó, thu nhập của nông dân tăng gần 57,7%, lợi nhuận tăng 2,9 lần, tương ứng hơn 12,8 triệu đồng/ha so với việc trồng lúa trong vụ đông xuân.

Dự án cũng tạo thêm việc làm cho người lao động nhờ các khâu công việc phát sinh thêm như khử lẫn, rút cờ, thu hoạch, các hoạt động sấy, chế biến của nhà máy… Tổng kinh phí toàn dự án hơn 42,38 tỷ đồng, trong đó VBCF tài trợ gần 9,1 tỷ đồng.

Ông Hàn Phi Quang - Tổng Giám đốc SSC cho biết, trước đây, nông dân tại khu vực triển khai dự án chỉ quen trồng lúa, phụ thuộc vào nước mưa nên năng suất thấp, thu nhập bấp bênh. Thông qua dự án, nông dân được cấp hạt giống bố mẹ, ứng trước vốn đầu tư và được hỗ trợ kỹ thuật để phát triển diện tích giống gô lai F1.

“Ngoài Trà Vinh, dự án cũng sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các tỉnh ĐBSCL, tạo ra những vùng chuyên canh ngô giống F1. Từ đó, gia tăng sản lượng hạt ngô giống sản xuất trong nước, thay đổi dần tình trạng phụ thuộc vào hạt giống ngô lai nhập khẩu hiện nay” - ông Quang cho biết them.


Có thể bạn quan tâm

Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

27/04/2015
Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang)

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

27/04/2015
Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.

27/04/2015
Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại nặng trên diện rộng, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, anh Huỳnh Văn Á, ở ấp Quí Thạnh, xã Nhị Quí, tỉnh Tiền Giang đã khống chế được dịch chổi rồng, đồng thời, xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ, nâng cao mức sống gia đình.

27/04/2015
Đắng lòng chung cảnh dưa hấu rớt giá Đắng lòng chung cảnh dưa hấu rớt giá

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đề cập nhiều đến chuyện cửa khẩu Tân Thanh đóng cửa, thương lái không “mặn mà” với các ruộng dưa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi... Đến nay, Quảng Bình cũng đang chung cảnh dưa hấu rớt giá, người dân như “ngồi trên đống lửa”.

27/04/2015