Trà Vinh Hơn 42 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Ngô Giống

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.
Dự án do Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) và Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) ký kết chiều ngày 17.3.
Cụ thể, VBCF sẽ tài trợ SSC triển khai hỗ trợ đồng bào Khmer tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú (Trà Vinh) chuyển đổi từ trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô giống. Nông dân tham gia dự án được hướng dẫn phương pháp canh tác ngô giống và tham gia hợp tác sản xuất hạt giống ngô lai F1 với SSC.
Qua đó, thu nhập của nông dân tăng gần 57,7%, lợi nhuận tăng 2,9 lần, tương ứng hơn 12,8 triệu đồng/ha so với việc trồng lúa trong vụ đông xuân.
Dự án cũng tạo thêm việc làm cho người lao động nhờ các khâu công việc phát sinh thêm như khử lẫn, rút cờ, thu hoạch, các hoạt động sấy, chế biến của nhà máy… Tổng kinh phí toàn dự án hơn 42,38 tỷ đồng, trong đó VBCF tài trợ gần 9,1 tỷ đồng.
Ông Hàn Phi Quang - Tổng Giám đốc SSC cho biết, trước đây, nông dân tại khu vực triển khai dự án chỉ quen trồng lúa, phụ thuộc vào nước mưa nên năng suất thấp, thu nhập bấp bênh. Thông qua dự án, nông dân được cấp hạt giống bố mẹ, ứng trước vốn đầu tư và được hỗ trợ kỹ thuật để phát triển diện tích giống gô lai F1.
“Ngoài Trà Vinh, dự án cũng sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các tỉnh ĐBSCL, tạo ra những vùng chuyên canh ngô giống F1. Từ đó, gia tăng sản lượng hạt ngô giống sản xuất trong nước, thay đổi dần tình trạng phụ thuộc vào hạt giống ngô lai nhập khẩu hiện nay” - ông Quang cho biết them.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) có khoảng 10 trang trại nuôi chim cút, quy mô 20 ngàn - 70 ngàn con. Trung bình mỗi năm các trang trại cung ứng ra thị trường 22 triệu quả trứng và hàng chục tấn thịt cút thương phẩm. Tuy nhiên, do 2 tháng trở lại đây giá trứng cút giảm mạnh, các hộ nuôi chim cút khó có thể tiếp tục duy trì đàn.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi cao hơn, tại hội thảo Những giải pháp giảm chi phí sản xuất lúa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Phú Yên vừa qua, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Ông Trần Văn Mẫn (ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang) cho biết, khi thu hoạch khoai mì ngoài bờ ruộng, ông đã đào được củ khoai mì nặng gần 8kg, với hình dạng khá kỳ dị, giống như bình hồ lô. Đây là củ khoai mì to nhất mà ông trồng được.

Tình hình sản xuất mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, nhiều nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nhằm đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù canh tác tại địa phương khiến việc chuyển đổi cũng không hề đơn giản.

Văn Yên (Yên Bái) có cây quế được trồng từ Xuân Tầm, Nà Hẩu tới Xuân Ái, Yên Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn… với diện tích trên 22.000ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 4.500 - 5.000 tấn quế vỏ khô, doanh thu 150 tỷ đồng. Không chỉ có vậy, quế ở đây có hàm lượng tinh dầu cao thuộc loại tốt nhất khu vực phía Bắc.