Trà Vinh Cần Phát Triển Mạnh Nuôi Trồng Thủy Hải Sản

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tỉnh Trà Vinh cần khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh, trước hết là phát triển mạnh kinh tế biển, nuôi trồng thủy hải sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.
Đồng thời tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng cường chuỗi giá trị hàng hóa và đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó quan tâm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Trà Vinh cần đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, là sự nghiệp của toàn dân cùng hưởng ứng tham gia và thực hiện, bảo đảm phù hợp với khả năng của người dân.
Tỉnh Trà Vinh cũng cần quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm hộ nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh đạt kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế đạt 10,35%, trong đó công nghiệp tăng 10,90%, nông nghiệp tăng 4,52%; sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng 10,7%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 22,7%; xuất khẩu tăng 29,7%; thu ngân sách Nhà nước đạt 56,98% kế hoạch.
Tỉnh đã huy động, sử dụng tốt nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nông thôn mới, trong đó vốn của người dân đóng góp chiếm trên 13%, góp phần tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới; đến nay Trà Vinh đã có 3 xã đạt 19 tiêu chí, 2 xã đạt 15-18 tiêu chí, 29 xã đạt 10-14 tiêu chí và 51 xã đạt 5-9 tiêu chí.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm, chú trọng, đã hỗ trợ nhà ở, đất ở và đất sản xuất cho trên 11.200 hộ; giải quyết việc làm mới cho 19.900 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Tuy nhiên, Trà Vinh vẫn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển sản xuất còn khó khăn; nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng hộ nghèo Khmer còn cao so với khu vực và cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

Mấy năm nay, rải rác khắp các xã trong huyện Chư Pưh (Gia Lai), diện tích tiêu chết xuất hiện ngày càng nhiều, dù đây là khu vực đất trồng tiêu tốt nhất vùng. Tính trên địa bàn Tây Nguyên, hàng nghìn hộ trồng tiêu cũng gặp tình cảnh tương tự.