Trà Ô long tắc đầu ra, dân lao đao

Nguyên nhân chính là do Đài Loan - chiếm thị phần lớn trong việc nhập trà Ô long từ Việt Nam - quy định mức dư lượng hoạt chất fipronil trong thuốc trừ sâu với trà Việt chưa hợp lý.
Mức dư lượng gần như bằng 0 (0,001 ppm) là đánh đố về chất lượng sản phẩm của trà không chỉ Việt Nam. Mức dư lượng cho phép này còn cao hơn Nhật (0,002 ppm) và thế giới là 0,005 ppm.
“Nếu áp dụng tiêu chuẩn dư lượng hoạt chất fipronil đối với sản phẩm trà ở mức 0,001 ppm thì trà của Việt Nam không thể xuất sang Đài Loan được” - ông Phương nói.
Do xuất khẩu bế tắc nên hiện nay người dân và doanh nghiệp trồng trà Ô long tỉnh Lâm Đồng rơi vào cảnh lao đao. Thậm chí có nơi trà Ô long bán với giá chỉ 15.000-20.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với trước.
Không chỉ trà ô long, từ đầu năm đến nay cả tỉnh Lâm Đồng chỉ xuất khẩu được 8.700 tấn trà các loại, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2014.
Với thị trường khó khăn như hiện nay, sản phẩm trà xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2015 khó đạt sản lượng như kế hoạch đề ra - hiện chỉ mới xuất khẩu hơn 50% so với kế hoạch.
Được biết trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT và một số cơ quan hữu trách của Việt Nam sẽ xúc tiến việc sang Đài Loan để làm việc với các cơ quan chức năng của Đài Loan về nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng trà xuất khẩu sang thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh đã chính thức có văn bản đồng ý chủ trương cho phép Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh) đầu tư trồng và quản lý bảo vệ, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ và trồng cây dược liệu.

Năm 2015, được sự quan tâm và đầu tư kinh phí của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn đã tiếp nhận và triển khai thực hiện mô hình nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con.

Công ty cổ phần Vật tư - Kỹ thuật nông nghiệp (VTKTNN) Bình Định là một trong số 100 doanh nghiệp (DN) toàn quốc, và là 1 trong số 2 DN tại Bình Định (cùng Công ty cổ phần Xây dựng 47), vinh dự được Bộ NN&PTNT tặng danh hiệu “DN vì nhà nông” lần thứ I - 2015.

Trong 70 năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi không ngừng lớn mạnh và gặt hái những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tích cực cải thiện đời sống của người dân, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...