Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng Lực Siết Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Tổng Lực Siết Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Ngày đăng: 22/01/2015

Với chủ đề “Năm vệ sinh an toàn thực phẩm” (VSATTP), năm 2015, Bộ NN-PTNT sẽ có kế hoạch hành động quyết liệt, với hàng loạt các giải pháp cụ thể nhằm siết chặt vấn đề vốn vẫn còn nhiều nhức nhối này.

Còn nhiều tồn tại

Kế hoạch hành động năm VSATTP 2015 đã được xây dựng dựa trên sự nhất trí chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị ngày 11/12/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.
Ngày 5/1/2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã có thông báo kết luận tại cuộc họp BCĐ liên ngành TƯ về VSATTP, theo đó thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch đề ra nhằm tạo chuyển biến rõ nét về công tác đảm bảo VSATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực trong năm 2015…
Kết thúc năm 2014, một trong những tồn tại về công tác VSATTP đã được chỉ ra, đó là việc giám sát, thanh tra, kiểm tra vẫn chưa bài bản, chưa gắn kết giám sát cảnh báo với kiểm tra, thanh tra xử lí vi phạm.
Hậu quả là tỉ lệ cơ sở SX kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản xếp loại C theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT (chưa đáp ứng các quy định về VSATTP) còn cao (chiếm 23,6% đối với cơ sở SXKD sản phẩm thực vật; 34,5% đối với lò mổ; 16,2% đối với cơ sở SXKD thủy sản…). Bên cạnh đó, chỉ có 36% cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra, và sau tái kiểm tra vẫn còn tới 47,4% xếp loại C.
Qua kiểm tra giám sát, đã phát hiện tỉ lệ mẫu không đạt ATTP còn cao (6,8% mẫu thịt phát hiện nhiễm tồn dư hóa chất cấm, hóa chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép; 5,43% mẫu rau phát hiện thuốc BVTV vượt ngưỡng; 1,2% mẫu thủy sản vẫn còn tồn dư hóa chất cấm và kháng sinh vượt ngưỡng…). Việc công khai kết quả kiểm tra, giám sát còn chưa được thực hiện ở nhiều địa phương.
Nhiều biện pháp mạnh tay
Trước những tồn tại này, thực hiện chỉ đạo và nhất trí của Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã hoàn thành dự thảo quyết định ban hành Kế hoạch hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp với hàng loạt các công tác cụ thể cho toàn ngành, với mục tiêu chung là tạo sức bật, lấy lại niềm tin người tiêu dùng, giữ vững và mở rộng thị trường XK đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực.
Mục tiêu cụ thể trong năm 2015, sẽ có 100% cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực (gồm chè, rau, gạo, thịt, thủy sản nuôi) được thống kê, kiểm tra, phân loại và công khai kết quả phân loại trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, DN biết. Đồng thời, 100% cơ sở xếp loại C sẽ bị tái kiểm tra, xử lí dứt điểm sau 2 lần kiểm tra.
Về tồn dư hóa chất, kháng sinh và thuốc BVTV, năm 2015 sẽ nỗ lực kiểm soát nhằm giảm 10% tỉ lệ mẫu vượt ngưỡng tồn dư đối với thịt, thủy sản nuôi, rau, chè và gạo; giảm 10% tỉ lệ mẫu ô nhiễm vi sinh trong thịt lợn, thịt gà so với năm 2014.
Để thực hiện những mục tiêu này, Bộ NN-PTNT sẽ có các nhóm nhiệm vụ phân công cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT cũng như Sở NN-PTNT các địa phương.
Cụ thể đối với cơ chế, chính sách pháp luật nhằm thực thi việc siết chặt quản lí VSATTP, sẽ sớm có chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về quản lí chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi; xây dựng thông tư về quản lí kháng sinh trong TĂCN; khắc phục các quy định bất hợp lí trong công tác kiểm dịch và thu phí kiểm dịch;
Rà soát, đơn giản hóa quy chế chứng nhận, quy định kỹ thuật VietGAP; rà soát phân công các cơ quan quản lí VSATTP tại địa phương; xây dựng quy định về điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở chế biến sản phẩm có nguồn gốc động vật; xây dựng đề án tăng cường giám sát VSATTP đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lí của ngành nông nghiệp…
Đối với nhóm giải pháp giám sát, thanh kiểm tra, Bộ NN-PTNT sẽ triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể như: Thiết kế và triển khai chương trình chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn, kết hợp triển khai kiểm nghiệm nhanh tại các chợ đầu mối; thực hiện tổng kiểm tra các DN nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh, các cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất xử lí cải tạo môi trường; kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV và sẽ xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm;
Kiểm tra giám sát chặt chẽ con giống thủy sản nhằm kiểm soát dịch bệnh; tăng cường thanh kiểm tra và kiên quyết xử lí mạnh tay đối với các trường hợp sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, chất xử lí môi trường trong nuôi trồng thủy sản…


Có thể bạn quan tâm

Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn

Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.

15/05/2012
Sả - Gia Vị Chống Nhiều Bệnh Sả - Gia Vị Chống Nhiều Bệnh

Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.

23/02/2012
Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn

Bất ổn trước hết là ở chỗ nhiều giống lúa có sự gia tăng đột biến về diện tích ở nhiều địa phương. Các giống IR50404, OM576 chiếm tỷ lệ rất cao tại nhiều tỉnh như: Đồng Tháp 43,6%, Trà Vinh: 40%, Tiền Giang: 31%, Vĩnh Long: 30 %, An Giang: 27%, Hậu Giang 20%. Giống lúa thơm Jasmine 85 cũng chiếm đến 40 % tại Cần Thơ, khoảng 20 % tại Tiền Giang...

14/07/2012
Việt Nam Cần Có Logo Cho Sản Phẩm VietGAP Việt Nam Cần Có Logo Cho Sản Phẩm VietGAP

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp thì nhu cầu sản phẩm rau quả sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên hiện người sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Bởi các sản phẩm VietGAP chưa có nhãn hiệu (logo) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

15/05/2012