Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.
Với cá rô đồng, sau hơn 5 tháng nuôi( cuối tháng 12/2012 ) các hộ tiến hành thu hoạch để tránh đông, còn cá rô phi, cá ghép nuôi tiếp đến tháng 4/2013 cho thu hoạch toàn bộ. Sau hơn 9 tháng thực hiện, mô hình cá rô phi là chính đạt năng suất 6,3-6,7 tấn/ha, hiệu quả kinh tế hơn 50 triệu đồng/ha; mô hình nuôi cá rô đồng là chính đạt năng suất 10-10,5 tấn/ha, cho hiệu quả kinh tế 77- 88 triệu đồng/ha.
Theo ý kiến của các hộ tham gia mô hình, nuôi cá lúa phải rút ngắn thời gian nuôi, nên giai đoạn đầu cho cá ăn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và đủ về số lượng nhằm rút ngắn thời gian nuôi, thời gian thu hoạch cá sớm hơn, giá bán cao hơn. Do khả năng chịu rét của cá rô đồng kém, thời vụ thả muộn nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá, do vậy hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại chưa cao. Để nuôi cá rô đồng đạt hiệu quả cần chủ động được nguồn giống có chất lượng và nên thả sớm vào tháng 3-tháng 4 dương lịch.
Mô hình nuôi cá lúa rất dễ áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nên đã được nhiều hộ nông ngư dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập. Sau khi mô hình kết thúc sẽ tuyên truyền nhân rộng cho những vùng có tiềm năng phát triển cá lúa và dự kiến sẽ mở rộng được 50 ha và đến năm 2015 diện tích nuôi cá lúa có thể tăng thêm 30% so với hiện tại. Đề nghị các ngành liên quan có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người nuôi trồng thủy sản nhằm tạo phong trào nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh phát triển hơn.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm gắn bó với chốn thị thành náo nhiệt của TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), do đam mê nghề chăn nuôi nên Phạm Minh Quang đã rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình mà đến xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) lập nghiệp, cuộc sống đã bắt đầu thay đổi từ đây.

Không may mất đi một cánh tay, nhưng anh Nguyễn Văn Ngô (44 tuổi, trú khu phố Vĩnh Phước, phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) đã vượt khó làm giàu nhờ nỗ lực cá nhân, sự hỗ trợ của gia đình và tổ chức hội.

Ở tuổi 30, anh Nguyễn Văn Thật, ở xã Đông Thạnh (Châu Thành, Hậu Giang) đã là Giám đốc Hợp tác xã với doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm, từ việc cung cấp chanh không hạt giống và thu mua trái.

Những loại vải này có màu sắc rất kém, quả to, cùi mỏng, chùm quả không đều… Đây là loại vải còn được nông dân gọi là vải “ngố”, có thể trồng ở nhiều nơi.

Ngày 2.6, đại diện Sở NNPTNT Phú Yên cho biết, nhóm chuỗi đầu tiên của tỉnh về thí điểm liên kết khai thác - thu mua - chế biến - tiêu thụ cá ngừ đại dương vừa công bố hoạt động.