Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.
Với 2 mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp, được thực hiện trên qui mô 1 ha, tại 2 xã Long Toàn và Long Vĩnh. Với lượng con giống thả nuôi là 15.000 con, mật độ nuôi 1,5 con/m2. Con giống được cung cấp từ Phân viện của Viện nuôi trồng thủy sản II; cá có kích cở từ 10 đến 12 cm/con; cá được thuần bằng thức ăn viên nổi và được thuần độ mặn phù hợp với ao nuôi.
Theo đánh giá của kỹ sư La Minh Trung, Trưởng Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải: Sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, tỷ lệ sống đạt trên dưới 70%; năng suất đạt bình quân 8,4 tấn/ha. Qua thực tế nuôi cho thấy, hệ số thức ăn là 1,2 tạo ra 1 kg cá; Tổng các khoản chi phí để tạo ra 1 kg cá thành phẩm là 42.000 đồng. Với giá bán dao động trên dưới 70.000 đồng/kg, thì 1 ha nuôi cá chẽm sẽ mang về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.
Cụ thể như mô hình trình diễn của hộ anh Châu Hoàng Ân, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, với diện tích 5.000 m2 anh thả nuôi 6.500 con cá giống. Sau 8 tháng nuôi, hiện tại đàn cá của anh tăng trọng rất nhanh từ trên 800 g đến 1 kg/con; với tỷ lệ cá sống khoảng 70% thì sản lượng đã ước đạt trên 4,5 tấn. Với giá bán như hiện nay thì anh Ân đã mang về nguồn thu cả trăm triệu đồng.
Qua tham quan thực tế tại mô hình trình diễn của hộ anh Châu Hoàng Ân, ngư dân tham dự đều ghi nhận hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm trong ao đất sử dụng bằng thức ăn công nghiệp. Qua phân tích của ngành chuyên môn, thì mô hình nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp có ưu điểm là: thức ăn có độ ổn định, giúp cá phát triển tốt, rút ngắn thời gian nuôi; kích thích cá bắt mồi tốt; cung cấp đủ dinh dưỡng đảm bảo sự tăng trưởng đồng đều cho cá; chủ động nguồn thức ăn; tiết kiệm thời gian và công lao động; giá thành giảm…đồng thời, giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi.
Tuy nhiên, để nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp thành công, thì con giống là yếu tố quyết định. Do đó, người nuôi nên lựa chọn những nơi cung cấp con giống cá chẽm có uy tín về chất lượng; đồng thời nên chọn con giống có kích cở lớn để giảm hao hụt; nên sử dụng thức ăn công nghiệp và dùng quạt nước nếu thả nuôi mật độ từ 3 con/m2 trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, mô hình nuôi cá rô phi đạt hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Dẫu rằng, nhu cầu tiêu thụ bắp lai của thị trường trong nước rất lớn nhưng giá bắp nông dân bán tại ruộng thì lại rất “bèo” khi vào thu hoạch.

Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20m, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 1.644 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ước khai thác biển đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

Nhiều năm qua, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đã biết đến vị ngọt đặc trưng của trái quýt đường tại vùng đất Hậu Giang, mà điển hình là thương hiệu quýt đường Long Trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do một vài nguyên nhân khách quan và việc thay đổi tập quán canh tác nên vô tình người dân đang đánh mất dần vị ngọt vốn có của quýt đường.